7 Cách Xử Lý Chống Thấm Tường Nhà Hiệu Quả Triệt Để 100%

chong tham tuong jpg

Bạn đang gặp sự cố về tường nhà bị thấm dột? Bạn chưa tìm được giải pháp khắc phục triệt để vấn đề này? Áp dụng ngay 7 cách chống thấm tường mà A1 Việt Nam chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

1. Chống thấm tường nhà là gì? Tầm quan trọng của việc xử lý chống thấm tường

Chống thấm tường nhà được hiểu là việc chúng ta sử dụng các phương pháp chống thấm và vật liệu chống thấm để ngăn ngừa sự thẩm thấu của hơi nước đến công trình thông qua các mao dẫn của vật liệu.
Đối với các công trình xây dựng tại Việt Nam, do điều kiện khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với đặc trưng là lượng mưa lớn, độ ẩm cao nên việc thực hiện chống thấm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cũng như tính thẩm mỹ cho công trình, cụ thể:

  • Ngăn chặn sự thẩm thấu của hơi nước làm hư hại kết cấu công trình thông qua các mao dẫn, từ đó giảm thiểu rủi ro về tình trạng sụt lún, hư hỏng cho công trình.
  • Hạn chế sự phát triển của rêu mốc xuất hiện trên bề mặt tường, giúp bề mặt công trình luôn sáng đẹp như mới, cũng như mang đến cho con người không gian sống an lành.
  • Khi bề mặt công trình bị thấm dột có thể dẫn đến tình trạng loang màu mất thẩm mỹ, việc thực hiện tốt hạng mục chống thấm sẽ hạn chế tối đa tình trạng này.
  • Thực hiện tốt việc chống thấm sẽ giúp tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ cho các vấn đề khắc phục sự cố do thấm dột gây ra. Đồng thời nâng cao độ bền, tuổi thọ cho công trình.

2. Nguyên nhân tường nhà bị thấm dột nước

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột cho tường nhà, sau đây là một số nguyên nhân:

  • Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều nếu bề mặt công trình không được thực hiện chống thấm tốt dễ dẫn đến tình trạng thấm dột. Vì bản chất của xi măng là hút nước mạnh, hơn nữa còn có những mao quản. Khi bề mặt tường tiếp xúc với nước, những mao dẫn đó sẽ bị nước xâm nhập gây nên tình trạng thấm dột như chúng ta thường thấy.
  • Vị trí các đường ống thoát nước của công trình giáp lai với tường nhà. Nước, hơi ẩm từ những ống thoát nước này có thể ngấm vào tường nhà thông qua các mao dẫn hay các vết nứt trên bề mặt tường.
  • Tường bị xuống cấp do công trình đã sử dụng trong thời gian dài, các vết nứt hay khe hở trên bề mặt tường…sẽ là “con đường” lý tưởng cho nước xâm nhập.
  • Trong quá trình xây dựng công trình, việc chống thấm cho công trình không được xem trọng và thực hiện triệt để ngay từ đầu.
  • Việc thực hiện chống thấm được thực hiện nhưng nếu sử dụng vật liệu chống thấm không đảm bảo chất lượng, hay thực hiện phương pháp chống thấm không hiệu quả vẫn có thể xảy ra tình trạng thấm dột tường.

3. 7 cách xử lý chống thấm tường nhà triệt để 100%

Nếu công trình của bạn đang gặp phải sự cố thấm dột và bạn chưa biết cách xử lý như thế nào cho hiệu quả, tham khảo ngay 7 cách xử lý chống thấm mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé:

3.1. Cách chống thấm nước cho tường nhà cũ

Bước 1:

  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ bám dính trên bề mặt tường và dùng chổi sắt để loại bỏ rêu mốc nếu có. Việc làm sạch ban đầu này cần chú trọng thực hiện tốt, bởi nếu không khi thi công vật liệu chống thấm mới sẽ dễ gây ra tình trạng bong tróc, phồng rộp.

Bước 2:

  • Dùng keo chống thấm để xử lý các vị trí vết nứt hay kẻ hở trên bề mặt tường.

Bước 3:

  • Nên dùng tối thiểu từ 2 lớp sản phẩm chống thấm trở lên để đảm bảo hiệu quả chống thấm được tối ưu nhất.

Bước 4:

  • Phủ màu sơn tường theo ý thích hoặc kế hoạch đã được định sẵn từ trước đó của gia chủ.

chong tham tuong 2 jpg

3.2. Cách chống thấm tường nhà mới xây

Đối với tường nhà mới xây cần được tiến hành chống thấm ngay từ đầu để hạn chế những sự cố thấm dột có thể xảy ra khi công trình đã đưa vào sử dụng. Theo đó, tường mới xây sẽ cần được tô trát, đánh bóng làm sạch và chống thấm bởi các vật liệu chống thấm ngoài trời, trong nhà để tiến hành chống thấm cho toàn bộ công trình.

Chống thấm trong nhà

  • Đối với tường mới xây thì tình trạng thấm dột chưa xảy ra nhiều, các vết chân chim hay loang màu còn ít…lúc này các bạn có thể sử dụng chổi để trét bột trét lên bề mặt tường cần chống thấm, miết cẩn thận để bề mặt tường láng mịn.
  • Dùng chổi quét sơn lót lên để tăng hiệu quả chống thấm.

Chống thấm ngoài trời

Tùy vào yêu cầu chống thấm có thể trộn bê tông, cát và xi măng để làm vữa, hoặc bạn cũng có thể sử dụng chất chống thấm chuyên dụng để phủ lên bề mặt tường ngoài nhé.

chong tham tuong 3 jpg

3.3. Chống thấm chân tường nhà

Chân tường nhà cũng là 1 trong những vị trí dễ xảy ra tình trạng thấm dột, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do nước mưa thấm vào hoặc có thể do hơi ẩm dẫn theo ron gạch bốc lên, ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân hệ thống cấp thoát nước cho khu vực nhà vệ sinh hay nhà bếp gặp sự cố.

Ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ 1 số cách chống thấm chi tiết cho vị trí này:

Chống thấm bằng Kova

Bước 1:

  • Làm sạch và khô ráo khu vực cần thi công chống thấm.

Bước 2:

  • Trộn sơn chống thấm xi măng Kova với tỷ lệ 10kg Kova 2kg xi măng. Tiến hành trộn đều 2 thành phần này để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Bước 3:

  • Lăn hỗn hợp vừa thu được vào vị trí chân tường bị thấm. Sau khi vật liệu chống thấm khô có thể tiến hành sơn phủ để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Tiến hành bơm Foam ngược

  • Đối với tường cũ: Đục những vị trí bị bong tróc, nứt rồi bắn Foam vào và trát lại.
  • Đối với tường mới: Dùng khoan để khoan trực tiếp vào chân tường, sau đó dùng súng bắn Foam vào những lỗ khoan là được.

chong tham tuong 4 jpg

3.4. Chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề

Sử dụng tôn để chống thấm

Bước 1:

  • Dùng các tấm tôn ốp vào khe hở giữa tường nhà với nhà bên cạnh để ngăn nước mưa thấm vào tường.

Bước 2:

  • Tiếp đến dùng đinh cố định vị trí tấm tôn và dùng súng bắn keo silicon giữa tường và lớp tôn, để khi trời mưa nước mưa sẽ theo mái tôn chảy ra ngoài.

Chống thấm ngay tại thời điểm bắt đầu xây

Bước 1:

  • Khi thi công, tại vị trí tiếp giáp nên dùng gạch đặc, vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm và trát mác cao. Đảm bảo bề dày của tường tại vị trí tiếp giáp tối thiểu nên đạt 220mm mới có thể ngăn được tình trạng thấm dột.

Bước 2:

  • Sau khi đã hoàn thiện việc xây dựng và tô trát, bạn có thể sử dụng thêm một số vật liệu chống thấm khác để tăng cường khả năng chống thấm.

chong tham tuong 5 jpg

3.5. Xử lý chống thấm tường trong nhà

Đối với phương pháp này có thể dùng Sikatop seal 107 và tiến hành thi công theo quy trình sau:

Bước 1:

  • Bão hòa bề mặt tường bằng cách dùng nước tưới lên bề mặt tường để tạo độ ẩm, nhưng lưu ý không để nước đọng lại trên bề mặt cần thi công.

Bước 2: 

  • Cho thành phần A vào thành phần B với tỷ lệ 1:4 và dùng khoan tốc độ thấp để tiến hành trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất trong thời gian từ 3-5 phút.
  • Dùng chổi hoặc bay quét đều lớp thứ nhất lên bề mặt với mật độ tiêu thụ là 2 kg/m2/lớp.
  • Tiến hành quét lớp thứ 2 và thứ 3 tương tự như lớp thứ nhất nhưng thời gian mỗi lớp cách nhau 3-4 giờ.
  • Dùng bay và xốp để hoàn thiện lại bề mặt.

Bước 3: Sử dụng Sika Latex/ Sika Latex TH để thi công kết nối

Lớp kết nối đầu tiên

  • Trộn Sika Latex/ Sika Latex TH với nước theo tỉ lệ 1:1 và trộn đều. Tiếp đến cho xi măng vào xi măng vào hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH và nước theo tỉ lệ 4:1:1 sẽ thu được hỗn hợp hồ dầu.
  • Quét hỗn hợp trên lên lớp Sikatop Seal 107 trên cùng sau khi đã đủ thời gian hoặc khi Sikatop Seal 107 khô hoàn toàn.
  • Sử dụng phương pháp chống thấm xoa nền để hoàn thiện hỗn hợp trên. Hoặc có thể sử dụng bằng bay thép để xoa phẳng bề mặt.

Lớp kết nối thứ 2

  • Dùng hỗn hợp xi măng – cát và hỗn hợp Sika Latex/ Sika Latex TH – nước để phủ lớp vữa bề mặt.
  • Cát và xi măng trộn với nhau theo tỷ lệ 1:3, tiếp đến dùng Sika Latex/ Sika Latex TH với nước trộn với nhau theo tỷ lệ 1:3, rồi trộn cả 2 hỗn hợp trên với nhau cho đến khi tạo thành được hỗn hợp đồng nhất.
  • Khi nhận thấy lớp hỗn hợp còn ướt, hãy tiến hành làm phẳng bề mặt

chong tham tuong 6 jpg

3.6. Cách chống thấm tường ngoài trời

Bước 1: Chuẩn bị

  • Làm sạch bề mặt công trình trước khi thi công để tăng độ bám dính tốt nhất cho chất chống thấm.
  • Làm phẳng bề mặt cần thi công, tại những vị trí rỗ cần được vá kỹ.
  • Tạo độ ẩm cho bề mặt tường đảm bảo độ ẩm dưới 16%.

Bước 2: Thi công

  • Sử dụng vật liệu chống thấm ngoài trời như: sơn, tôn chống thấm để tiến hành chống thấm cho công trình.

chong tham tuong 7 jpg

3.7. Chống thấm tường nhà bị nứt

Bước 1: Chuẩn bị

  • Toàn bộ bề mặt tường cần được đánh nhám, có thể dùng máy mài hoặc máy chà nhám đều được.
  • Dùng máy áp lực để làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, rêu mốc.
  • Làm ẩm bề mặt công trình nhưng không làm đọng nước.
  • Với bề mặt tường cũ bị phân hóa, cần cạo bỏ toàn bộ màng sơn cũ trước khi thi công.

Bước 2: Thi công

  • Pha sơn chống thấm Kova 2 thành phần theo tỷ lệ: 1L nước: 2kg xi măng: 2kg sơn chống thấm.
  • Dùng chổi, cọ, rulo để thi công lớp thứ nhất lên bức tường theo chiều dọc thẳng đứng.
  • Thi công lớp thứ 2 theo chiều ngang và dọc để sơn có thể phủ kín toàn bộ bề mặt công trình.
  • Lưu ý 2 lớp cách nhanh tối thiểu 1 giờ.

chong tham tuong 8 jpg

4. Các vật liệu chống thấm tường nhà được ưa chuộng nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại vật liệu chuyên dùng để dùng vào mục đích chống thấm, mỗi loại sẽ có những điểm nổi bật để bạn tùy chọn. Tuy nhiên một số loại vật liệu mà chúng tôi chia sẻ dưới đây được nhiều người chọn lựa hơn cả, các bạn có thể tham khảo sử dụng:

Sơn chống thấm

Sơn chống thấm là vật liệu chống thấm mang lại hiệu quả tốt khi công trình đang được xây cất. Ngoài ra việc sử dụng sơn chống thấm cũng sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Một số thương hiệu cung ứng sơn chống thấm chất lượng mà bạn có thể tham khảo như: Sika, Dulux, Jotun, Kova…

Keo chống thấm

Ngoài việc sử dụng sơn, các bạn cũng có thể sử dụng keo để chống thấm. Loại vật liệu này đặc biệt hiệu quả khi sử dụng cho những vị trí như: vách sân thượng, ban công….

Sika chống thấm tường nhà

Sika cũng là vật liệu chống thấm mà bạn có thể cân nhắc sử dụng. Loại vật liệu này đặc biệt phù hợp để thi công cho những bề mặt có vết rạn nứt lớn mà sơn hay keo chống thấm không thể xử lý được.

5. Báo giá dịch vụ chống thấm tường nhà mới nhất 2024

Giá sản phẩm tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại sản phẩm, thời điểm mua hàng, số lượng hàng mỗi lần mua…Vì vậy bảng giá mà chúng tôi chia sẻ dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo:

Hạng mục chống thấmĐơn giá (VNĐ/m2)
Chống thấm tường nhà liền kề, thi công bằng màng chống thấm lạnh125.000
Chống thấm tường nhà cũ bằng chất sơn kova115.000
Chống thấm tường nhà bằng SIKA220.000
Chống thấm tường nhà chung cư210.000
Chống thấm tường nhà vệ sinh120.000
Chống thấm tường nhà bằng xi măng120.000
Chống thấm tường nhà mới xây135.000
Chống thấm tường nhà bằng tôn235.000
Chống thấm chân tường210.000
Chống thấm ngược tường nhà210.000
Sơn chống thấm tường nhà85.000

6. A1 Việt Nam – Công ty thi công chống thấm tường nhà chuyên nghiệp, uy tín

A1 Việt Nam với 13 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến vật liệu chống thấm sẽ là địa chỉ cung ứng vật liệu chống thấm uy tín, cũng như dịch vụ chống thấm chất lượng cao mà bạn có thể tin tưởng chọn lựa:

  • Toàn bộ vật liệu chống thấm do chúng tôi cung ứng đều đảm bảo chính hãng 100%, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ. Không bán hàng trôi nổi, hàng không rõ xuất xứ.
  • Kho hàng của chúng tôi luôn sẵn hàng số lượng lớn, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng về số lượng bất cứ khi nào. Ngay sau khi chốt đơn hàng với quý khách, hàng sẽ được xuất kho để giao đến quý khách ngay.
  • Báo giá công khai, chi tiết để quý khách chủ động hơn về vấn đề kinh tế khi nhập hàng. Đặc biệt với những khách hàng nhập số lượng lớn như: Thầu xây dựng, thợ thi công, các đại lý…sẽ được giảm ngay 30% giá trị đơn hàng.
  • Chúng tôi có đội ngũ nhân sự giỏi chuyên môn, sẵn sàng tư vấn giải pháp chống thấm phù hợp, tối ưu cho mỗi công trình.

A1 Việt Nam vừa chia sẻ đến các bạn một số thông tin chi tiết về chống thấm tường. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn khắc phục sự cố thấm dột tường nhà hiệu quả nhất. Đừng quên liên hệ đến chúng tôi nếu bạn cần sử dụng dịch vụ chống thấm và sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng cao nhé.

  • Điện thoại: 0969.995.008(zalo)
  • Email: sale@a1vietnam.vn
  • Trụ sở chính: 2/2/512 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
  • Văn phòng đại diện: 39/346 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!