Chống Thấm Hồ Bơi Chuyên Nghiệp Uy Tín

A1 VIỆT NAM là đơn vị có hơn 13 năm kinh nghiệm về cung cấp các GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM và VẬT TƯ CHỐNG THẤM. Dưới sự chỉ đạo của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, A1 Việt Nam đã chống thấm thành công hàng triệu công trình lớn nhỏ trên toàn quốc như: nhà ở, tòa nhà cao tầng, nhà máy, kho bãi, bể bơi, hồ cá, bể nước và loạt công trình công nghiệp.

Bể bơi, hồ bơi hoặc bể chứa nước ngầm sau một thời gian dài có thể xảy ra hiện tượng rò rỉ nước. Nước có thể bị mất hoặc thấm ngược từ các mạch nước ngầm. Vì bể bơi tiếp xúc liên tục với lượng nước lớn trong suốt 24/24, vấn đề thấm dột không thể tránh khỏi. Để giải quyết và khắc phục tình trạng này, chúng ta buộc phải thực hiện công việc chống thấm bể bơi một cách toàn diện. Trong bài viết dưới đây, A1 Việt Nam chia sẻ đến bạn 6 cách chống thấm bể bơi mang lại hiệu quả cao.

1. Tại sao cần phải chống thấm hồ bơi?

Chống thấm hồ bơi là một bước quan trọng và cần thiết vì những lí do sau đây:

  • Bảo vệ công trình: Khi hồ bơi bị thấm nước, nước có thể xâm nhập vào cấu trúc và làm hỏng vật liệu xây dựng như bê tông, gạch, hay ngói. Điều này có thể gây ra vết nứt, vỡ, hay hư hỏng nghiêm trọng trong hồ bơi, dẫn đến tình trạng không an toàn và yêu cầu chi phí sửa chữa đáng kể.
  • Bảo vệ môi trường xung quanh: Khi hồ bơi bị thấm, nước có thể thấm vào lòng đất và gây ra sự cố về ngập úng hoặc làm ảnh hưởng tới hệ thống thoát nước xung quanh. Điều này không chỉ gây phiền hà cho người dân xung quanh mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái.
  • Tiết kiệm nước và chi phí: Hồ bơi bị thấm sẽ dẫn đến mất nước liên tục, tăng mức tiêu thụ nước và làm gia tăng chi phí nạp nước. Ngoài ra, việc mất nước liên tục còn có thể làm tăng lượng hóa chất cần thiết để duy trì chất lượng nước trong hồ bơi.
  • Bảo đảm vệ sinh và sức khỏe: Một hồ bơi bị thấm có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các tác nhân gây bệnh. Việc chống thấm đảm bảo nước trong hồ bơi luôn trong tình trạng sạch sẽ và an toàn cho người sử dụng.

2. Nguyên nhân hồ bơi bị thấm nước

  • Thiết kế không hợp lý: Nếu hồ bơi được thiết kế không chính xác, như các đường nối không kín hoặc hệ thống thoát nước không đủ hiệu quả, nước có thể thấm vào các vị trí không mong muốn.
  • Vật liệu không chất lượng: Sử dụng các vật liệu không chịu nước tốt hoặc không đảm bảo chất lượng có thể dẫn đến hiện tượng thấm nước.
  • Sự co giãn và co rút của vật liệu: Trong điều kiện thay đổi nhiệt độ, vật liệu xây dựng hồ bơi có thể co lại hoặc co giãn, tạo ra các khe hở làm cho nước thấm vào.
  • Hư hỏng cấu trúc: Nếu có các vết nứt, lỗ hổng hoặc hư hỏng trong cấu trúc hồ bơi, nước có thể xâm nhập và gây ra tình trạng thấm nước.
  • Ngập lấp nền đất: Nếu hồ bơi được xây dựng trên nền đất không tốt, nước dưới lòng đất có thể tạo áp lực lên thành hồ bơi và gây ra hiện tượng thấm.
  • Sự cố về hệ thống ống dẫn nước: Hệ thống ống dẫn nước hồ bơi cần được kiểm tra thường xuyên, nếu có sự cố như ống bị nứt, hỏng hoặc bị bít, nước có thể thấm vào các khu vực không mong muốn.

3. Tiêu chuẩn chống thấm bể bơi

Tiêu chuẩn chống thấm cho bể bơi là một yếu tố quan trọng để đảm bảo bể bơi luôn trong tình trạng an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số tiêu chuẩn chống thấm thường được áp dụng cho bể bơi:

  • Vật liệu chống thấm: Sử dụng các vật liệu chống thấm chuyên dụng như chất chống thấm epoxy, màng chống thấm polyurethane hoặc màng PVC, Sơn, Keo chuyên dụng
  • Kiểm tra kỹ thuật: Tiến hành kiểm tra kỹ thuật và thực hiện xây dựng bể bơi bởi các nhà thầu chuyên nghiệp, đảm bảo việc thi công chính xác và chất lượng.
  • Đúc bê tông chống thấm: Nếu sử dụng bê tông để xây dựng bể bơi, cần đảm bảo bê tông có khả năng chống thấm bằng cách sử dụng các phụ gia chống thấm hoặc áp dụng lớp chống thấm phù hợp trên bề mặt bê tông.
  • Hệ thống thoát nước: Thiết kế hệ thống thoát nước hiệu quả để ngăn ngừa nước ngấm vào bể bơi từ môi trường xung quanh.
  • Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ và bảo trì bể bơi để phát hiện và khắc phục sự cố chống thấm kịp thời.
  • Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn và xây dựng hồ bơi được quy định bởi cơ quan chính phủ hoặc tổ chức có thẩm quyền.

4. Chống thấm bể bơi bằng Sika triệt để 100%

4.1. Cách chống thấm bể bơi mới bằng Sika với mặt trong bể được lát bằng gạch

Với những bể bơi mới xây thì quy trình chống thấm sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chống thấm phần kết cấu bê tông cốt thép

Để chống thấm hiệu quả cho phần kết cấu bê tông cốt thép mới thì bạn có thể sử dụng phụ gia hóa dẻo, làm giảm nước cho bê tông Sikament R4 với định lượng từ 0,8 – 1,2 lít / 100 kg xi măng, kết hợp với phụ gia chống thấm Plastocrete N với định mức là 0,4 lít / 100 kg xi măng.

phụ gia hóa dẻo, làm giảm nước cho bê tông Sikament R4

Bước 2:  Chống thấm mạch ngừng

Các bước thực hiện chống thấm cho mạch ngừng:

  • Vệ sinh, làm sạch bề mặt bê tông. Đảm bảo không vị rỗ tổ ong, tình trạng nước đọng.
  • Tiến hành dán vật liệu chống thấm: Với mạch ngừng chịu áp lực nước lên đến 25m thì bạn sử dụng 2 loại băng cản nước Sika Waterbar dạng V và tấm PVC chống thấm đàn hồi để thi công trong và ngoài. Với áp lực nước nhỏ hơn 3m thì sử dụng Sika Swell S để dán Sika Sika Hydrotite loại CJ là băng trương nở được sử dụng để chặn nước lên bề mặt bê tông
  • Chuẩn bị tốt bề mặt bê tông tại các mạch ngừng trước khi đổ lớp bê tông tiếp theo
  • Tại các mạch ngừng, có thể sử dụng Rugasol C để làm chậm quá trình làm cứng bề mặt bê tông, tạo ra bề mặt hoàn thiện với cốt liệu nổi, cải thiện khả năng kết nối.

Bước 3: Chống thấm Khe co giãn

  • Sử dụng băng cản nước Sika Waterbar dạng O, làm từ nhựa PVC chống thấm đàn hồi. Có hai loại được sử dụng để thi công chống thấm khe co giãn trong và ngoài.
  • Sử dụng Sikaflex Pro 2HP, một hợp chất trám khe 1 thành phần, được làm từ Polyurethane, để trám kín khe co giãn từ bên ngoài.
  • Trước khi thi công Sikaflex Pro, hãy quét lớp Sika Primer 3 lên bề mặt bê tông để tăng độ bám dính.

Băng cản nước Sika Waterbar

Bước 4: Chống thấm phần cổ ống xuyên qua kết cấu bê tông

  • SikaSwell S là sản phẩm đặc biệt phù hợp và dễ thi công để trám kín các phần nhô ra hoặc ống xuyên qua kết cấu bê tông mới.
  • Kích thước của SikaSwell S được điều chỉnh tùy thuộc vào độ dày của kết cấu bê tông và kích thước lớn nhất của vật liệu cốt liệu.

SikaSwell S - trám khe phần cổ ống xuyên qua kết cấu bê tông

Bước 5: Thi công chống thấm bề mặt bê tông của bể bơi

Chuẩn bị bề mặt

  • Bề mặt bê tông cần được làm sạch, phẳng, không có dầu mỡ, bột xi măng hoặc các hạt rời lẻ.
  • Bề mặt phải được ướt đều bằng nước, nhưng không để nước đọng lại.
  • Kiểm tra và lấp đầy tất cả các lỗ hở trước khi tiến hành thi công lớp chống thấm thứ nhất cho bề mặt bê tông sàn bể bơi

Thi công lớp chống thấm thứ nhất

  • Tạo hỗn hợp hồ dầu (vữa) kết nối, bạn lấy Sika Latex trộn với nước, xi măng theo tỷ lệ 1:1:4 (theo khối lượng) và thêm xi măng vào cuối cùng.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ để quét lớp kết nối này với độ dày từ 1 – 2mm.

Phụ gia chống thấm Sika Latex

Thi công lớp chống thấm thứ 2 ngay khi lớp kết nối thứ nhất vẫn còn ướt 

Lớp thứ 2 hay các lớp chống thấm tiếp theo thì được thi công bằng vữa Sika Latex TH trộn tại công trường. Tỷ lệ pha trộn tối đa cho lớp vữa là 30mm, theo tỷ lệ sau:

  • Trộn Sika Latex với nước sạch theo tỷ lệ 1: 3
  • Xi măng với cát cũng 1:3 theo khối lượng hoặc hướng dẫn tại công trường.

Cho từ từ 2 hỗn hợp trên vào và dùng máy khuấy để trộn đều tạo ra 1 lớp vữa chống thấm sệt đáp ứng với yêu cầu thi công.

Lưu ý: Nếu bạn muốn thi công với lớp vữa chống thấm Sika Latex có độ dày từ 5 – 20mm thì cần sử dụng thêm cát hạt mịn đường kính 3mm. Còn nếu lớp vữa chống thấm Sika dày hơn từ 20 – 30mm thì có thể sử dụng cát khô.

Bảo dưỡng các lớp vữa chống thấm Sika Latex của bể bơi qua đêm. Rồi tiến hành thi công lớp chống thấm tiếp theo

Bước 6: Dán gạch chống thấm

  • Đổ toàn bộ thành phần A và B của Sikatop 121 lần lượt vào một thùng trộn thích hợp và trộn trong vòng 2 phút cho đến khi đạt được một hỗn hợp có độ sệt đồng nhất.
  • Sử dụng bay khía để lấy hỗn hợp vữa SikaTop 121 với độ dày 5mm, ấn chặt gạch vào vị trí chính xác cấn ốp/dán khi lớp vữa vẫn còn ướt. (Định mức tiêu thụ: 2kg/1m2/1mm chiều dày của lớp vữa. Do vậy, nếu cần bạn có thể thay thế Sikatop 121 bằng Sika Latex TH. Bởi nó có tính năng, công dụng tương đương để trộn vữa cán sàn khi lát gạch.)
  • Cuối cùng là sử dụng sản phẩm Sika Tile Grout để trám khe và đường ron gạch.

Sikatop 121

4.2. Phương pháp chống thấm bể bơi đã qua sử dụng bằng Sika

Chuẩn bị vật liệu Sika dùng để chống thấm:

  • Sika Latex chống thấm: Phụ gia chống thấm
  • Vật liệu chống thấm 2 thành phần gốc xi măng
  • Keo chống thấm áp lực cao dùng để bít các vết nứt.

Với bể bơi đang sử dụng thì có 2 phương pháp chống thấm là thuận và ngược.

Chống thấm bể bơi bằng phương pháp thuận

Bước 1: Xả hết nước trong bể bơi và kiểm tra kỹ các vết nứt gây thấm nước.

Bước 2: Làm sạch bề mặt grouting hồ bơi, đảm bảo không còn rong rêu, bụi bẩn, dầu mỡ bám vào.

Bước 3: Sử dụng vật liệu keo chống thấm đặc biệt cho hồ bơi để bít kín hết các vết nứt gây thấm dột nước

Bước 4: Thi công lớp Sika

  • Trộn Sika Latex với nước và xi măn theo tỷ lệ 1:1:4 để tạo ra 1 hỗn hợp vữa (hồ dầu) làm chất kết nối. Sử dụng dụng cụ để quét lớp hỗn hợp này lên bề mặt bể bơi cần chống thấm dày khoảng 1 – 2mm.
  • Lớp thứ 2 trát sàn thi công ngay sau khi lớp thứ nhất vẫn còn ướt. Cho hỗn hợp Sika Latex TH với nước (1: 3) vào hỗn hợp xi măng – cát (1: 3) rồi dùng mấy khuấy trộn cho đến khi đạt độ sệt thích hợp để quýt, trát cho bề mặt của bể bơi.

Bước 5: Bảo dưỡng lớp Sika này qua đêm rồi tiến hành thi công quét lớp chất chống thấm 2 thành phần gốc xi măng lên toàn bộ bề mặt để ngăn nước thấm vào.

Phương pháp chống thấm ngược bể bơi

Nếu nguyên nhân gây thấm vẫn liên quan đến nước trong hồ bơi, chúng ta có thể áp dụng phương pháp chống thấm thuận như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây thấm là do nước ngầm, ta có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xả hết nước trong hồ bơi và làm sạch bề mặt grouting.

Bước 2: Tưới nước để làm ẩm bề mặt, sau đó quét phụ gia chống thấm lên bề mặt. Đợi cho bề mặt khô rồi tiến hành quét một lớp hỗn hợp chất chống thấm 2 thành phần. Tối thiểu là phải quét 2 lớp, với khoảng thời gian 4 – 5 giờ giữa mỗi lớp, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Trong trường hợp trời nắng nóng và bề mặt khô nhanh, có thể quét lớp thứ 2 sau khoảng 2 – 3 giờ. Nếu trời mát, thời gian chờ giữa các lớp có thể là 4 – 5 giờ.

Bước 3: Tăng cường bằng cách xây thêm một lớp bê tông xung quanh hồ bơi để ngăn nước từ nguồn nước ngầm thấm vào. Điều này sẽ tạo ra một sự ổn định và kéo dài tuổi thọ của hồ bơi.

5. Các cách chống thấm bể bơi hiệu quả khác

5.1. Sử dụng sơn chống thấm bể bơi Epoxy

Sơn Epoxy là một phương pháp phổ biến để chống thấm hồ bơi. Loại sơn không chỉ bảo vệ mặt sàn, loại bỏ nấm mốc mà còn làm tăng tuổi thọ cho công trình. Sơn Epoxy bao gồm hai thành phần chính.

  • Thành phần A là dung môi và các hạt tạo màu.
  • Thành phần B là chất đóng rắn Epoxy, chính là yếu tố quyết định tính chống thấm của sơn.

Epoxy có những đặc tính nổi bật như không tan trong nước, kháng nước tuyệt đối và độ bám dính cao. Cấu tạo của chất đóng rắn còn chứa 2 vòng benzen, giúp sơn trở nên dai, cứng và bền với nhiệt, đặc biệt phù hợp với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Khi sử dụng, bạn cần pha trộn phần sơn vào chất dung môi đi kèm, khuấy đều và tiến hành sơn ngay lập tức. Tránh để hỗn hợp tiếp xúc với không khí quá lâu, vì nó sẽ đông cứng nhanh chóng và khó sử dụng.

chong tham be boi 1 jpg

Quá trình chống thấm bể bơi bằng sơn Epoxy như sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt 

  • Để sơn chống thấm Epoxy được bám chắc và đạt hiệu quả chống thấm thì bề mặt bể bơi cần được làm phẳng, mịn và khô ráo. Sử dụng máy chà sàn để xử lý những phần vữa thừa hay chỗ gồ ghề, rồi vệ sinh làm sạch lớp bụi trên bề mặt.

Bước 2: Sơn lớp lót

  • Lớp lót giúp làm mịn bề mặt, làm cho lớp sơn phủ cuối cùng được đẹp mắt, bám dính và đạt hiệu quả chống nấm mốc tốt.
  • Sử dụng Rulo hoặc cọ lăn để quét lớp sơn lót Epoxy xung quanh bề mặt bể bơi cần chống thấm.

Bước 3: Sơn lớp cát 

  • Lớp sơn cát là bước quan trọng quyết định độ bền và khả năng chống thấm. Khi sơn cát, bạn cần pha trộn cát thạch anh vào sơn chuyên dụng với tỷ lệ hướng dẫn. Sau khi hoàn thiện, lớp sơn cát sẽ tăng độ bền cho thành bể.

Bước 4: Thi công lớp sơn phủ Epoxy thứ nhất 

  • Chờ cho lớp lót và lớp sơn cát khô hoàn toàn. Sử dụng chổi quét, rulo hoặc máy phun sơn chuyên dụng để thi công lớp phủ Epoxy đầu tiên.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ Epoxy thứ hai 

  • Chờ cho lớp sơn phủ thứ nhất khô hoàn toàn, tiếp tục sử dụng rulo để lăn quét lớp sơn phủ Epoxy thứ 2 cho bề mặt xung quanh thành và đáy của hồ bơi
  • Lớp thứ 2 này sẽ giúp đảm bảo cho hồ bơi được đạt hiệu quả chống thấm cao, độ bền lâu dài theo thời gian.

5.2. Chống thấm hồ bơi bằng Composite

Composite là một loại vật liệu được làm từ sợi thuỷ tinh và keo composite kết hợp với nhau. Nó gồm hai thành phần chính là vật liệu cốt và vật liệu nền. Vật liệu cốt là các sợi thuỷ tinh dài, có khả năng chịu được ứng suất tập trung, chống lại hoá chất và truyền nhiệt. Trong khi đó, vật liệu nền có tính kết dính, giúp bám chặt và bảo vệ sợi thuỷ tinh.

Ưu điểm nổi bật là: 

  • Composite có khả năng chống thấm và chịu lực tốt
  • Do thuỷ tinh không phản ứng với hóa chất, nó cũng đảm bảo độ bền dưới điều kiện khắc nghiệt
  • Compostie nhẹ và mỏng nên phù hợp cho các công trình hiện đại.

chong tham be boi 2 jpg

Quy trình chống thấm bể bơi bằng vật liệu Composite: 

  • Bước 1: Vệ sinh, làm sạch hồ bơi. Đảm bảo bề mặt không có bụi bẩn, cặn bám.
  • Bước 2: Tiến hành sơn 1 lớp keo lót mỏng. Đảm bảo lớp keo được trám đều vào các chỗ lõm và vết nứt để keo phủ hoàn toàn. Sau đó, đợt khoảng 20 phút để lớp keo khô trước khi tiếp tục công đoạn tiếp theo.
  • Bước 3: Bọc sợi thủy tinh. Cắt các mảng sợi thuỷ tinh sao cho phù hợp với hình dạng hồ bơi. Sau đó, hòa trộn sợi thuỷ tinh với nhựa nền theo hướng dẫn. Tiến hành bọc lớp sợi thuỷ tinh lên bề mặt một cách phẳng, không để lại bọt khí.

5.3. Chống thấm bể bơi bằng Intoc

Intoc là một loại vật liệu dạng dung dịch, màu trắng đục, được dùng để chống thấm ngược cho bể bơi. Intoc có khả năng bám dính tốt và khả năng chống thấm ổn định, nhưng có ít sự đa dạng hơn so với Sika. Hiện có hai loại Intoc phổ biến trên thị trường: Intoc 04 và Intoc DN, trong đó Intoc 04 thường được khuyên dùng khi sử dụng cho việc chống thấm bể bơi.

chong tham be boi 3 jpg

Quy trình chống thấm bể bởi bằng Intoc đạt hiệu quả cao: 

Bước 1: Vệ sinh và tạo bề mặt nhám

  • Vệ sinh bề mặt là một bước quan trọng trong quá trình chống thấm. Bạn cần tạo độ nhám trên bề mặt để Intoc bám dính tốt. Đồng thời, đừng quên xịt nước để làm ẩm cho bể bơi.

Bước 2: Pha hỗn hợp Intoc 04

Trong quá trình thi công, chúng ta sẽ sử dụng hai loại hỗn hợp Intoc để tạo hai lớp chống thấm. Đầu tiên là hỗn hợp hồ dầu chống thấm và thứ hai là vữa chống thấm.

  • Đối với hỗn hợp hồ dầu chống thấm, pha theo tỷ lệ 1 kg Intoc với 3 kg nước. Tiếp theo, thêm xi măng để tạo hỗn hợp dẻo vừa. Thông thường, chúng ta sử dụng khoảng 8 kg xi măng.
  • Đối với vữa chống thấm, ta vẫn giữ nguyên tỷ lệ Intoc/nước như trên, nhưng cần bổ sung thêm xi măng và cát. Lớp vữa này sẽ dày hơn lớp hồ dầu chống thấm.

Bước 3: Tiến hành thi công chống thấm Intoc

  • Phủ lớp đầu tiên lên bề mặt bể bơi, có độ dày khoảng 4mm. Sau đó, chờ từ 6 đến 8 tiếng cho đến khi lớp đầu khô hoàn toàn.
  • Lớp thứ 2: phủ lớp vữa chống thấm dày khoảng 10mm lên trên hỗn hợp hồ dầu.

5.4. Chống thấm bể bơi mặt đất bằng dung dịch gốc Silicat

Đây là phương pháp chống thấm đơn giản, hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong những năm qua.

Ưu điểm:

  • Dung dịch chống thấm gốc Sillicat có khả năng bám chặt lên bề mặt.
  • Độ bền cao và hiệu quả chống thấm tốt: Giúp ngăn ngừa hiện tượng rò rỉ nước hiệu quả trong hồ bơi.
  • Dung dịch có khả năng thẩm thấu vào các vết nứt bên trong bể, khắc phục các điểm yếu gây thấm từ bên trong.
  • Dung dịch chống thấm gốc Sillicat có thể sử dụng trong mọi tình huống cần chống thấm.

Chuẩn bị dụng cụ để chống thấm: 

  • Dung dịch chống thấm gốc Silicat
  • Chất phụ gia tạo sự kết dính như kẹo
  • Các dụng cụ xây dựng cần thiết như: bay, đục, con lăn

Tiến hành thi công chống thấm bể bơi mặt đất bằng dung dịch gốc Silicat: 

  • Bước 1: Làm sạch bề mặt bể bơi trước khi sử dụng dung dịch chống thấm gốc Sillicat. Loại bỏ bụi bẩn và xử lý các đường nứt hiện có. Đảm bảo hồ bơi được bơm chặn nước hoàn toàn trước khi tiến hành phun dung dịch chống thấm, để đảm bảo khả năng chống thấm cao nhất.
  • Bước 2: Sau khi hoàn thành bước làm sạch bề mặt bể bơi, tiến hành phun dung dịch chống thấm gốc Sillicat để xử lý và đạt chuẩn chống thấm.

5.5. Xử lý chống thấm bể bơi khi đang sử dụng

Trường hợp 1: Nước thoát ra từ bể (bể bơi trên sân thượng) 

chong tham be boi 4 jpg

Để khắc phục tình trạng này thì chúng ta sẽ sử dụng phương pháp “chống thấm thuận” – Tức là xử lý chống thấm bên trong hồ bơi. Các bước thực hiện là:

  • Bước 1: Tháo hết nước trong bể và kiểm tra kỹ các vết nứt gây ra hiện tượng thấm.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt để loại bỏ rêu và bụi bẩn
  • Bước 3: Sử dụng keo chống thấm đặc biệt cho bể bơi để bít kín các vết nứt
  • Bước 4: Quét phụ gia chống thấm Sikalatex trên toàn bộ bề mặt bể bơi.
  • Bước 5: Tiếp tục quét một lớp chất chống thấm 2 thành phần trên bề mặt để ngăn nước thấm vào bể.

Trường hợp 2: Nước ngấm từ mạch ngầm (bể bơi dưới mặt đất) 

Để khắc phục tình trạng này ta áp dụng phương pháp “chống thấm ngược” – Tức là thực hiện chống thấm ở bề mặt bên trong của bể bơi.

  • Bước 1: Tháo hết nước trong bể và làm sạch bề mặt.
  • Bước 2: Ướt bề mặt để làm ẩm, sau đó quét phụ gia chống thấm lên bề mặt, đợi cho bề mặt khô rồi quét thêm một lớp chất chống thấm 2 thành phần. Quét tối thiểu 2 lớp, mỗi lớp cách nhau khoảng 4-5 giờ, tùy thuộc vào thời tiết. Nếu trời nắng nóng và bề mặt nhanh khô, ta có thể quét lớp thứ hai sau khoảng 2-3 giờ. Nếu trời mát, thì quét lớp thứ hai sau khoảng 4-5 giờ.
  • Bước 3: Gia cố thêm một lớp bê tông quanh bể để ngăn chặn triệt để nước từ mạch ngầm thấm vào. Điều này sẽ giúp bể bơi hoạt động ổn định và bền vững hơn.

5.6. Chống thấm hồ bơi trên sân thượng

Bước 1: Làm sạch bề mặt bể bơi

  • Rút hết nước trong bể rồi vệ sinh, lau chùi bề mặt cho sạch sẽ, khô ráo.

Bước 2: Trộn hỗn hợp Sika và tiến hành thi công

  • Đầu tiên, trộn Sika với nước và xi măng để làm chất kết nối. Tùy thuộc vào đặc điểm cũng như cấu trúc của từng bể bơi mà sẽ có tỷ lệ khác nhau. (Tiêu chuẩn là 3 – 3.5kg xi măng cho 1 lít Sika)
  • Tiếp đến, trộn đều hỗn hợp, thêm cát vàng và sử dụng bàn xoa để xoa đều lên bề mặt sàn cũng như bốn bức tường của bể bơi.
  • Cuối cùng, sử dụng Sika 108 quét lại toàn bộ bề mặt. Sau khoảng 8 giờ đồng hồ, lớp đầu khô thì tiến hành quét lớp thứ 2.
  • Sau 24 giờ lớp chống thấm khô hoàn toàn thì sẽ ốp đá lên bề mặt vừa thi công.

6. Một số điều cần chú ý khi thi công chống thấm hồ bơi

Trong quá trình thi công chống thấm bể bơi, cần lưu ý những điều sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu một cách hợp lý, tránh trộn quá nhiều vật tư cùng một lúc để tránh lãng phí.
  • Không thực hiện việc chuẩn bị vật tư dưới ánh nắng mặt trời quá nóng, vì sự đổi thay nhiệt độ có thể làm co giãn và làm bong lớp chống thấm khỏi bề mặt bê tông, ảnh hưởng tới hiệu suất chống thấm.
  • Sau khi thi công khoảng 2 ngày, cần phun nước vào hồ bơi và sau đó dùng bạt che bề mặt để bảo vệ.
  • Không nên trộn thêm nước vào vật liệu đã đông cứng.
  • Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên bề mặt thi công, vì có thể làm bong lớp chống thấm khỏi bề mặt và ảnh hưởng đến quá trình chống thấm.

7. Báo giá chống thấm bể bơi tại A1 Việt Nam

Tùy vào từng vật liệu, phương pháp chống thấm hồ bơi sẽ có mức giá khác nhau. Để biết chính xác giá của các giải pháp chống thấm cho bể bơi thì liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0969.995.008 để được tư vấn nhanh nhất.

8. Câu hỏi thường gặp

8.1. Chống thấm bể bơi có cần thiết ngay từ khi xây dựng?

Có, việc chống thấm bể bơi cần được thực hiện từ giai đoạn xây dựng để đảm bảo tính an toàn và chất lượng của công trình trong thời gian dài.

8.2. Bể bơi cần phải kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên không?

Có, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ là cần thiết để duy trì tính chất chống thấm của bể bơi và ngăn ngừa các sự cố không mong muốn.

9. A1 Việt Nam – Đơn vị cung cấp giải pháp chống thấm hồ bơi uy tín, chuyên nghiệp

A1 Việt Nam – Đơn vị hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm cung cấp các giải pháp chống thấm, tự tin khẳng định vị thế của mình. Chúng tôi tự hào đã thành công chống thấm cho hàng triệu công trình từ nhỏ đến lớn trên khắp cả nước.

Điểm đặc biệt nổi bật của chúng tôi là khả năng xử lý hiệu quả vấn đề thấm nước trên mọi loại công trình. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của A1 Việt Nam đã được đào tạo kỹ càng và có kiến thức sâu rộng về các phương pháp chống thấm tiên tiến. Chúng tôi cam kết đem đến khách hàng sự tin cậy tuyệt đối, độ bền và tính ổn định cho công trình của họ.

Nếu bạn đang cần giải pháp chống thấm cho hồ bơi trong nhà, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua:

  • Điện thoại: 0969.995.008 (zalo)
  • Email: sale@a1vietnam.vn
  • Địa chỉ: 2/2/512 Nguyễn Văn Linh, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Tất cả về chống thấm bể bơi