Để chống thấm khe nứt tường hiện có khá nhiều cách thực hiện, tuy nhiên không phải cách thức nào cũng mang đến hiệu quả triệt để và tính dài lâu. Hiểu được điều này, A1 Việt Nam chia sẻ đến bạn 4 giải pháp mang tính tối ưu trong bài viết dưới đây. Nếu đang gặp rắc rối trong việc tìm phương án khắc phục thì bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
1. Nguyên nhân tường nhà bị nứt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tường nhà bị nứt, một số nguyên nhân mà chúng tôi chia sẻ dưới đây mang tính phổ biến hơn cả:
Thời tiết thay đổi
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nhiệt độ tăng cao khiến bê tông giãn nở, nhiệt độ lạnh khiến bê tông co ngót, không khí ẩm bê tông giãn nở, không khí khô bê tông co lại…chính là nguyên nhân khách quan gây ra hiện tượng tường nhà bị nứt.
Kết cấu nền móng không đảm bảo
Trước khi xây dựng, vị trí công trình ban đầu là ao hồ hoặc khu đất trũng, hoặc việc gia công các cột không đều, nhà không cân đối…cũng gây ra tình trạng nứt tường.
Để mạch ngừng khi thi công
Quá trình thi công bị gián đoạn, chất liệu bê tông khác nhau khi sử dụng giữa các lần thường sẽ tạo ra các vết nứt chạy theo hướng mạch ngừng.
Nguyên nhân xuất phát từ bê tông
Tiêu chuẩn chất lượng của bê tông phải có cường độ chịu nén cao hơn 300kg/cm2 mới đảm bảo, khi không đáp ứng được tiêu chuẩn này cũng gây ra hiện tượng nhà bị nứt:
- Mac bê tông không đảm bảo.
- Sử dụng cốt liệu, đầm bê tông…không đạt chuẩn.
- Bê tông không được đầm kỹ.
- Sử dụng nước trộn bê tông không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
- Bê tông đổ không đều.
- Đổ bê tông khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, dẫn đến bê tông khô không đều.
Cốt thép kém chất lượng
- Phân bổ thép thưa.
- Cốt thép trước khi đặt không được nắn thẳng theo yêu cầu.
Hình dáng của ngôi nhà
Theo đánh giá của các kỹ sư xây dựng, đối với những công trình được xây dựng theo dạng ống thì khả năng nứt tường sẽ cao hơn. Bên cạnh đó khi xây dựng không tính toán kỹ về hình dạng, kết cấu làm mất cân đối trong thiết kế cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nứt tường.
Không bảo dưỡng công trình tốt
Sau khi đổ bê tông mà không được giữ ẩm sẽ khiến bê tông bị khô và nứt. Vì vậy sau khi đổ bê tông, nhất là ở tuần đầu tiên thì nên giữ ẩm cho bê tông.
Do tác động vật lý
Cốt thép bị ăn mòn, hay chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài cũng gây ra tình trạng tường bị nứt.
2. Tường nhà bị nứt gây hại gì cho ngôi nhà và gia chủ?
Tường nhà bị nứt nếu tác động nhẹ sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình, nghiêm trọng hơn sẽ tiềm ẩn rủi ro. Cụ thể như sau:
- Đối với những vết nứt nhỏ, vết nứt chân chim sẽ khiến ngôi nhà mất đi vẻ đẹp, sự sang trọng.
- Tạo cảm giác không thoải mái đối với các thành viên trong gia đình, cũng như những người khác khi ghé đến chơi.
- Là một trong những nguyên nhân gây thấm dột tòa nhà, kéo theo các tình trạng như: loang màu sơn mất thẩm mỹ, sự xuất hiện của nấm mốc gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe…
- Đối với những vết nứt sâu, nghiêm trọng có thể làm giảm tuổi thọ công trình, làm hư hại kết cấu tòa nhà.
- Thậm chí có thể gây sụt lún, sập nhà.
- Mất phí sửa chữa nhiều.
3. 4 cách chống thấm khe nứt tường nhà hiệu quả nhất hiện nay
Nếu công trình của bạn đang gặp phải tình trạng nứt tường và chưa tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả, hãy tham khảo một số cách mà A1 Việt Nam chia sẻ dưới đây nhé.
3.1. Sử dụng keo silicone xử lý vết nứt tường nhỏ
Keo silicone cũng được xem là giải pháp tối ưu mà bạn không nên bỏ lỡ nếu đang chưa biết chống thấm khe nứt như thế nào. Bởi cách làm này không chỉ mang lại hiệu quả, mà cách thức thực hiện cũng khá đơn giản:
- Bước 1: Khu vực chống thấm cần được loại bỏ bụi bẩn, mảng bám.
- Bước 2: Dùng bay trát lớp keo mỏng tạo màng bên ngoài và đặt pat bơm keo với khoảng cách 10-15cm theo đường nứt.
- Bước 3: Khi nhận thấy lớp bề mặt chống keo lỏng có thể chảy ra khi bơm vào thì mở đầu pat bơm từ dưới thấp lên và tiếp tục bơm keo dần lên trên.
- Bước 4: Tùy vào loại keo mà bạn sử dụng sẽ tính toán thời gian đông kết của keo. Khi keo đông kết thì tiến hành mài phẳng.
3.2. Xử lý vết nứt tường nhà bằng Sika
Sika được xem là một trong những vật liệu có khả năng chống thấm tốt, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng để xử lý khi tường nhà gặp sự cố.
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ.
- Bước 2: Sử dụng máy cắt bê tông để cắt vết nứt theo hình chữ V với độ rộng khoảng 2cm, sâu khoảng 1,5 cm.
- Bước 3: Vệ sinh vết cắt bê tông cho sạch sẽ. Sau đó trám Sika theo khu vực vừa cắt.
3.3. Dùng keo PU bịt vết nứt tường
Ngoài việc sử dụng 2 loại vật liệu vừa được nêu ở trên, các bạn cũng có thể dùng keo PU để xử lý vết nứt. Loại vật liệu này được đánh giá có khả năng kết dính cao, chống thấm hoàn hảo:
- Bước 1: Để tăng cường khả năng bám dính của keo vào bề mặt công trình, các bạn nên vệ sinh sạch sẽ khu vực thi công.
- Bước 2: Khoan lỗ và tiến hành cắm bu lông, sau đó thực hiện trám kín. Tiếp đến bơm keo từ dưới lên bằng máy chuyên dụng.
- Bước 3:Thực hiện cắt kim và sơn lại khi keo đã khô.
3.4. Sử dụng vữa già xi măng, cát mịn
Cách xử lý này thường chỉ áp dụng đối với những vết nứt nhỏ, nông và nguyên nhân của vết nứt thường do việc sơn trát không đúng kỹ thuật:
- Bước 1: Đục lớp hồ cũ dọc theo vết nứt trên tường.
- Bước 2: Làm sạch bề mặt tường.
- Bước 3: Tưới ẩm khu vực cần thi công bằng nước sạch.
- Bước 4: Trám lại khu vực bị nứt bằng vữa già xi măng, cát mịn và đợi 7-10 ngày là có thể sơn lại tường.
A1 Việt Nam – Đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm khe nứt tường chuyên nghiệp, uy tín
Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn một số cách thực hiện chống thấm khe nứt tường, hy vọng với những thông tin được chia sẻ có thể giúp các bạn xử lý sự cố hiệu quả. Nếu cần đặt mua vật liệu chống thấm chất lượng, quý khách liên hệ ngay đến A1 Việt Nam để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé.
- Điện thoại: 0886.345.688(zalo)
- Email: sale@a1vietnam.vn
- Trụ sở chính: 2/2/512 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
- Văn phòng đại diện: 39/346 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng\