Keo silicon có độc không và lưu ý khi sử dụng

keo silicon co doc khong

Keo silicone ngày càng trở nên phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong các ngành xây dựng, kĩ thuật bởi các công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Mặc dù loại keo này được ứng dụng rộng rãi nhưng nhiều người vẫn thắc mắc liệu nó có độc hay gây hại với sức khoẻ con người không? . Vậy hãy cùng A1 Việt Nam tìm hiểu keo silicone có độc không và những lưu ý khi sử dụng loại keo này qua bài viết dưới đây.

1. Ứng dụng của keo silicone trong đời sống

  • Sửa chữa, bảo trì: Keo silicon có thể bám dính tốt trên rất nhiều bề mặt khác nhau như gạch, đá, kim loại, kính… Do đó, đây là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến khi cần sửa chữa, bít trám các vị trí bị nứt hoặc các lỗ thủng nhỏ trên tường, mái tôn, cửa kính, nhựa xe…
  • Dùng để thi công nhiều hạng mục công trình trong xây dựng: Keo silicon hiện là lựa chọn phổ biến để thi công một số hạng mục công trình dân dụng phổ biến như dán cửa kính, dán gạch, đá, thi công hệ thống điện…
  • Sử dụng trong công nghiệp: Keo slilicon cũng là chất kết dính được sử dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp như ô tô, thiết bị điện tử, gia dụng… Nhờ khả năng chịu nhiệt và độ bền vượt trội, đây được xem là lựa chọn lý tưởng để kết dính hoặc trám kín các loại hàng hóa lâu bền. Ngoài ra, keo silicon cũng là lựa chọn thay thế cho keo dán ron, keo thế ron trong các miếng đệm xe, thùng xe chịu nhiệt độ cao thường xuyên.
  • Sản phẩm keo silicon này có khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt như: vữa, thạch cao, gỗ,… Sản phẩm dùng để trám các khe hở trên lan can, tường, gỗ, các vết nứt.

Keo silicon được ứng dụng rất nhiều trong cả ngành xây dựng và công nghiệp

Keo silicon được ứng dụng rất nhiều trong cả ngành xây dựng và công nghiệp

Xem thêm: Keo silicon là gì

2. Keo silicone có độc không?

Keo silicone với các thành phần được sản xuất từ silicon nguyên sinh và các chất xúc tác sẽ không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, các bạn không nên vì keo silicone không độc hại khi tiếp xúc mà ngậm vào miệng hoặc để dính vào mắt, cũng như để trẻ em tiếp xúc với các loại keo này… như vậy thì về lâu dài cũng sẽ gây hại cho cơ thể. Nếu hít phải trong thời gian dài, mùi keo silicon có thể gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến hô hấp. Tuy nhiên, đều ở mức kiểm soát được và trong phạm vi cho phép.

Để đảm bảo an toàn, trong quá trình thi công, người thợ cần được trang bị đầy đủ quần áo, găng tay và khẩu trang bảo hộ. Đối với người sử dụng, cần để cho mùi keo bay hoàn toàn trước khi sinh hoạt trong khu vực vừa thi công bằng keo silicon. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý lựa chọn các loại keo chất lượng, chính hãng với thành phần phù hợp với mục đích và khu vực sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuyệt đối không sử dụng keo silicon không rõ nguồn gốc xuất xứ, dễ dẫn đến các nguy cơ đối với sức khỏe cũng như hiệu quả sử dụng.

Vậy, liệu keo silicon dán kính có độc không? Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết, bạn có thể truy cập vào đường link sau: https://a1vietnam.vn/keo-silicon-dan-kinh/

3. Lưu ý khi sử dụng keo silicone

  • Luôn sử dụng keo silicon trên bề mặt đã được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo để đảm bảo độ bám dính và độ bền của keo sau khi lưu hóa hoàn toàn.
  • Không nên sử dụng keo silicon ở các vị trí gần lửa hoặc chất dễ cháy vì sản phẩm chứa những đặc tính của nhựa kết hợp với chất hóa học nên rất dễ bắt lửa.
  • Đối với keo còn thừa, cần bảo quản thật kỹ ở nhiệt độ phòng, bịt kín đầu ống keo, tránh để tiếp xúc với không khí hoặc ánh nắng mặt trời vì keo rất dễ lưu hóa.
  • Tùy từng bề mặt vật liệu, bạn nên lựa chọn loại keo silicon với thành phần phù hợp. Chẳng hạn như các bề mặt nhựa, sắt, thép, acrylic, polyester… nên sử dụng keo silicon trung tính để tránh bị ăn mòn. Đối với các bề mặt như gạch, đá, gốm, gỗ, kính, nhôm nên sử dụng keo silicon acid để tăng tốc độ lưu hóa và độ bám dính vượt trội.
  • Mặc dù thời gian lưu hóa của keo silicon tương đối nhanh nhưng cần căn cứ vào loại vật liệu, điều kiện môi trường… để có kế hoạch cố định mối nối phù hợp, giúp đạt độ bám dính vững chắc nhất.

4. Câu hỏi thường gặp về silicone

Mùi keo silicon có độc không?

Về cơ bản thì mùi của keo silicon không độc. Tuy nhiên nếu bạn hít phải trong thời gian dài, mùi keo silicon có thể gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Silicon có chịu nhiệt được không?

Có. Silicon có tính chịu nhiệt và đàn hồi tương tự như cao su, nên được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như trám kín, kết dính, bôi trơn, sản xuất thuốc men, thiết bị nấu ăn, cũng như trong các ứng dụng cách nhiệt và cách điện.

Silicon có bền không?

Silicon rất bền và ổn định. Nó chịu được tác động của thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ và hóa chất mà không bị oxi hóa, gãy hay mất tính chất.

Khuôn silicon có độc hại không?

Khuôn silicon không độc hại. Bởi vì nó được làm từ silicon sạch, không chứa chất gây hại. Tuy nhiên, bạn phải luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng và đảm bảo sử dụng khuôn silicon trong điều kiện thông gió tốt để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Silicon dùng để làm gì?

Silicon có rất nhiều ứng dụng khác nhau. Nó được sử dụng làm tấm thạch cao, nhũ tương, keo silicon xây dựng, silicon dạng gels dùng trong các bảng mạch điện tử (điện thoại, máy tính bảng…), trong ngành sơn, sản xuất cao su thông qua polime silicon và trong ngành dầu nhờn và chất bôi trơn.

Keo nến có độc không?

Keo nến được làm từ silicon sạch, không có chất độc hại, và hoàn toàn an toàn cho người sử dụng. Tất cả các thành phần trong keo nến tuân thủ quy chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và đã được kiểm định không gây hại cho sức khỏe của người dùng.

Như vậy, bài viết trên đây A1 Việt Nam đã giúp bạn giải quyết câu hỏi về tính độc hại của keo silicone và các lưu ý khi sử dụng để đạt được hiệu quả thi công tốt nhất. Nếu bạn cần thông tin chi tiết về keo silicone và các giải pháp sử dụng, vui lòng liên hệ số hotline 0886.345.688 để được tư vấn chi tiết!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!