Chống thấm là gì? Vị Trí Dễ Bị Thấm Và Cách Thực Hiện

Chống thấm là gì Khái niệm và cách thực hiện
A1 VIỆT NAM là công ty có hơn 13 năm kinh nghiệm về cung cấp các GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM và VẬT TƯ CHỐNG THẤM. Dưới sự chỉ đạo của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, A1 Việt Nam đã chống thấm thành công hàng triệu công trình như: nhà ở, tòa nhà cao tầng, nhà máy, kho bãi và loạt công trình công nghiệp trên khắp cả nước. Chúng tôi tự tin khẳng định rằng mỗi dự án mà chúng tôi thực hiện đều đạt được mức độ chống thấm tối đa, vượt qua sự mong đợi của khách hàng. Liên hệ ngay để được tư vấn 0969.995.008 (Zalo). 

Hiện nay, nhu cầu thẩm mỹ của các cá nhân hoặc hộ gia đình về ngôi nhà hay các công trình ngày càng được chú trọng và quan tâm một cách kỹ lưỡng. Tuy nhiên, vấn đề thấm nước là hiện tượng mà hầu hết mọi công trình ngày nay đều không tránh khỏi. Để đối phó với vấn đề thấm dột, chúng ta cần tìm hiểu về chống thấm và xác định những vị trí cần được chống thấm để đưa ra biện pháp xử lý hiệu quả. Vậy chống thấm là gì? Nguyên nhân? Vị trí dễ thấm? Và giải pháp chống thấm tốt nhất hiện nay?

1. Chống thấm là gì?

Chống thấm là quy trình thi công một hạng mục công trình nhàm mục đích ngăn chặn nước thấm vào trong nhà. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các vật liệu chuyên dụng để ngăn hoặc hạn chế tối đa tác động của nước.

chong tham la gi 1 jpg

2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm, dột nước

  • Tường nhà bị thấm do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm vào tường lớn trong khi bản chất của xi măng hút nước mạnh và khoảng cách giữa các hạt có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet.
  • Thấm thường xảy ra tại mạch ngừng khi đổ bê tông, lỗ bu lông, đường ống kỹ thuật xuyên qua tường và đáy sau một thời gian tạo điều kiện nước thẩm thấu vào trong nhà.
  • Do các công trình có thời gian sử dụng đã lâu, do vậy chất lượng của các nguyên vật liệu của công trình xuống cấp, do đó hiện tượng thấm nước xảy ra.

3. Những vị trí, khu vực dễ bị thấm nước

chong tham la gi 1 1 jpg

  • Tường bên ngoài trời: gây thấm, ẩm ướt và hình thành mốc phía trong nhà.
  • Khe cửa sổ, cửa kính: Gây ẩm ướt phía trong, thậm chí nước có thể chảy thành dòng vào trong nhà.
  • Quạt thông gió: Nước mưa hắt theo quạt và nhỏ giọt xuống trần thạch cao.
  • Sàn mái, ban công: Đây là những vị trí thường xuất hiện vết nứt, và việc nước mưa thấm qua sẽ làm lộ ra những vị trí này.
  • Tường liền kề, tường giáp ranh, chân tường: Do chúng thường tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng mặt trời, không có sự thông gió khô thoáng. Nước mưa hoặc nước từ lòng đất có thể dễ dàng thấm vào trong các khe hở này. Gây ẩm mốc trên tường, tường bong tróc gây mất thẩm mỹ và nghiêm trọng hơn là làm hư hại công trình.
  • Ống thoát nước bị tắc: Khi ống thoát nước bị tắc, nước mưa sẽ tràn ngược vào trong nhà, gây ra hiện tượng thấm nước.
  • Trần nhà, sân thượng: Vị trí dễ bị thấm nước nhất vì chúng tiếp xúc trực tiếp với thời tiết. Những biến đổi nhiệt độ liên tục và nước mưa kéo dài gây ra sự co giãn và ảnh hưởng nặng nề lên các vị trí này. Do đó, trần nhà thường bị xuống cấp, nứt nẻ và thấm ướt.
  • Nhà vệ sinh: Với khu vực nhà vệ sinh thì thường bị thấm nước ở các vị trí như sàn, vết nứt bê tông, cổ ống xuyên sàn, hộp kỹ thuật và phần chân tường tiếp giáp giữa tường đứng và sàn nhà vệ sinh.
  • Tầng hầm: Do sự rò rỉ nước tại các mạch ngừng bê tông, về lâu dài dẫn đến sự phá hủy các kết cấu thép và bê tông nếu không được xử lý chống thấm dột một cách triệt để.

4. Tại sao chống thấm là cần thiết?

Chống thấm là một yếu tố cần thiết vì nước và độ ẩm có thể gây ra nhiều vấn đề cho công trình và sức khỏe con người. Dưới đây là những lý do quan trọng vì sao chúng ta cần chống thấm:

  • Bảo vệ cấu trúc công trình: Nước có thể xâm nhập vào cấu trúc bên trong của công trình và làm giảm tính bền vững của nó. Điều này có thể dẫn đến sự suy yếu và hỏng hóc của công trình theo thời gian.
  • Ngăn ngừa hư hỏng: Sự thẩm thấu của nước và độ ẩm có thể làm hỏng các bề mặt trong công trình, chẳng hạn như tường, sàn, và trần. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây hại đến sức khỏe con người.
  • Tiết kiệm năng lượng: Công trình không được chống thấm có thể làm giảm hiệu suất năng lượng. Khi nước tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt bên trong công trình, nó có thể làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng để làm mát hoặc làm ấm không gian bên trong.
  • Bảo vệ tài sản: Một công trình không được chống thấm có thể gây hại đến tài sản bên trong như đồ nội thất, thiết bị điện tử và các vật dụng quý giá khác.
  • Đảm bảo an toàn cho người sử dụng: Nước có thể làm giảm tính an toàn của các khu vực trong công trình, chẳng hạn như sàn trượt hoặc tường trơn.

4. Các loại chống thấm được dùng phổ biến trên thị trường

Hiện nay, có nhiều loại chống thấm phổ biến được sử dụng trong xây dựng và bảo vệ công trình. Dưới đây là một số trong những loại chống thấm phổ biến:

chong tham la gi 2 jpg

  • Sơn chống thấm: Được sử dụng phổ biến trên các bề mặt như tường, mái, sàn, vách ngăn… Sơn chống thấm có khả năng tạo màng chắn chống thấm cho các bề mặt và bảo vệ chống thấm hiệu quả.
  • Keo chống thấm: Là một loại chất dính có tính chất chống thấm, được sử dụng để dán và kết nối các vật liệu như gạch, đá, kim loại… giúp ngăn nước và ẩm thấm vào các khe nối.
  • Băng, băng keo chống thấm: Sử dụng để bọc quanh các khe, kẽ, nối giữa các bề mặt để ngăn nước thấm vào trong.
  • Màng chống thấm: Loại chất liệu mỏng, linh hoạt, có khả năng tạo lớp chắn chống thấm cho các bề mặt. Màng chống thấm thường được sử dụng trên mái, tường, bể nước, hồ bơi…
  • Phụ gia chống thấm: Loại chống thấm đa dụng, phụ gia chống thấm dạng lỏng được trộn với xi măng hoặc vữa nhằm tăng tính chống thấm, gia tăng tính kết dính và độ bền của kết cấu.

4. Top các vật liệu chống thấm tốt nhất 2024

Các vật liệu chống thấm phổ biến, tốt nhất hiện nay:

  • Chống thấm gốc Silicone
  • Chống thấm gốc Polyurethane
  • Vật liệu chống thấm gốc Polyurea
  • Chống thấm gốc Acrylic
  • Màng Bitum biến tính chống thấm

chong tham la gi 3 jpg

Bảng so sánh các loại vật liệu chống thấm hiện nay

Vật liệu chống thấmApplicationChi phí vật liệu& nhân công/m2 (US$)Chính sách bảo hànhTuổi thọ độ bềnThời gian để thi công 100m2Ưu điểmNhược điểmGhi chú
SiliconeDạng lỏng17.65 – 10 năm>20 năm30– Hệ sơn đơn giản

– Khả năng kháng UV tuyệt vời

– Vẫn duy trì khả năng đàn hồi theo thời gian, không bị biến tính

– Chống nước đọng, khả năng chống thấm cực tốt (Hiệu ứng lá sen)

– Sơn có thể bám dính hầu hết trên các hệ chống thấm hiện có mà không cần sơn lót (riêng màng khò Bitum cần đánh giá, xem xét)

– Màng sơn liền mạch

– Mềm (dễ bị hư hỏng nếu tác động cơ học)

– Chi phí ban đầu cao hơn so với các vật liệu khác như Bitum/Acrylic/Gốc Xi măng

– Dễ bị bám bụi

– Khi muốn sơn phủ lại bằng 1 loại vật sơn khác thì phải loại bỏ hết lớp sơn silicone.

– Khi tính đến độ bền thời tiết và UV, chi phí là rẻ nhất.

– Cần ít nhân công hơn so với thi công vật liệu màng khò Bitum biến tính

AcrylicDạng lỏng115 năm1 – 2 năm30– Rẻ nhất

– Nhiều màu

– Màng sơn liền mạch

– Khả năng kháng UV kém, nhanh bị biến tính

– Độ dày màng sơn mất dần dưới thời tiết

– Dễ bị nhiễm nước đọng

PU (không lộ thiên)Dạng lỏng17.95 năm5 năm30– Cho phép các hoạt động lưu thông trên bề mặt

– Khả năng chống mài mòn tuyệt vời

– Liền mạch

– Phải loại bỏ lớp bề tông bề mặt để tiếp cận/sửa chữa

– Chi phí cao hơn so với lớp phủ Silicone/Acrylic

Thêm US$ 10/m2 – $14/m2 cho lớp phủ bê tông bổ sung
PU (lộ thiên)Dạng lỏng31 đến 39.25 năm5 năm32– Cho phép các hoạt động lưu thông trên bề mặt

– Khả năng chống mài mòn tuyệt vời

– Nhìn sạch hơn lớp phủ sơn Silicone

– Liền mạch

– Chi phí cao hơn với lớp phủ Silicone/Acrylic

Có mùi Shoc nặng và độc hại so với các vật liệu khác. 

Polyurea (Lộ thiên)Dạng lỏng48 đến 605 năm (cho lớp phủ ngoài). Có thể lên tới 20 năm5 năm (cho lớp phủ ngoài). Có thể lên tới 20 năm35– Dải nhiệt độ thi công rộng hơn lớp phủ Polyurethane

– Khả năng chống mài mòn tuyệt vời

– Đóng rắn cực mạnh

– Khả năng đàn hồi và độ bền kéo tốt hơn Polyurethane (PU)

– Màng sơn liền mạch

– Chi phí cao hơn so với Silicone/Acrylic/PU

– Yêu cầu phải có máy thi công gia nhiệt và tỷ lệ phối trộn chính xác

Chi phí cao hơn do thiết bị thi công
Bitum biến tính (Nóng, Lộ thiên)Màng13 đến 155 – 10 năm5 – 10 năm45– Độ dày lớp phủ đồng nhất, không giống các lớp sơn phủ dạng lỏng

– Khả năng co dãn tốt

– Các đường nối dễ bị rò rỉ lọt nước

Hàm lượng VOC cao

Cần nhiều nhân công, yêu cầu kỹ năng không cao
Bitum biến tính (Lạnh, Lộ thiên)Màng205 – 10 năm5 – 10 năm45– Độ dày lớp phủ đồng nhất, không giống các lớp sơn phủ dạng lỏng

– Khả năng co dãn tốt

– Tùy chọn (Xanh hơn) khi so sánh với màng khò Bitum biến tính nóng

– Các đường nối dễ bị rò ri nước lọt vào

– Khó xử lý các màng vì vật liệu rất dính

– Thêm lớp phủ bê tông bổ sung

– Cần nhiều nhân công, yêu cầu kỹ năng không cao.

Kết luận: Dựa vào bảng so sánh các vật liệu chống thấm, chúng ta có thể thấy rằng Silicone là giải pháp chống thấm tốt nhất hiện nay.

Sơn GE Silicone Enduris 3500 – Giải pháp chống thấm tốt nhất hiện nay

Không giống như các giải pháp chống thấm cũ (Polyurethane, Polyurea, Acrylic, Bitum), thường bị biến tính theo thời gian khi tiếp xúc lâu dài với tia UV, thời tiết nắng nóng, mưa. Giải pháp chống thấm gốc Silicone có độ bền cao theo thời gian, tuổi thọ trên 20 năm nhờ vào những ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI sau:

chong tham la gi 5 jpg

  • Sơn GE Silicone Enduris 3500 được tạo ra từ 100% Alkoxy silicone nên có khả năng chống thấm nước tuyệt đối nhờ Silicone không bị ảnh hưởng bởi nước đọng (hiệu ứng lá sen).
  • Enduris 3500 có khả năng chống tia UV cực tốt. Điều này bắt nguồn từ thành phần vô cơ của sản phẩm, được hình thành bởi liên kết Si-O với năng lượng 445kJ/Mol, vượt xa năng lượng của tia UV chỉ là 389kJ/Mol.

chong tham la gi 4 jpg

  • Khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt
  • Khả năng co dãn tốt nhất
  • Hàm lượng VOC cực thấp. Không gây độc hại cho người sử dụng.
  • Khả năng bám dính cực tốt trên tất cả bề mặt, kể cả bề mặt vật liệu chống thấm cũ không hiệu quả như gốc Acrylic, PU, Polyurea…
  • Dễ sử dụng, thi công trực tiếp mà không cần sơn lót.
  • Sơn Enduris 3500 còn giúp làm giảm tiếng ồn, làm mát cho công trình nhà mình.

Tuy nhiên, hạn chế của loại sơn Silicone là dễ bị hư hỏng do tác động cơ học. Chính vì vậy, sản phẩm chỉ phù hợp CHỐNG THẤM PHẦN MÁI LỘ THIÊN ít đi lại trong các công trình lớn như nhà máy, biệt thự, tòa nhà…

Sơn chống thấm gốc Siicone (GE Silicone Enduris 3500) đã được sử dụng phổ biến ở các nước Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á như Mỹ, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Mỹ La Tinh…. từ rất lâu rồi và hiện đã có mặt trên thị trường Việt Nam. A1 Việt Nam là nhà phân phối CHÍNH HÃNG sơn GE Silicone Mỹ tại Việt Nam.

Với hơn 13 năm năm kinh nghiệm về cung cấp các giải pháp CHỐNG THẤM. A1 Việt Nam tự hào là đơn vị NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP VÀ PHÂN PHỐI các sản phẩm sơn chống thấm của hãng GE Silicones và nhiều hãng khác nên QUÝ KHÁCH HÀNG được mua với giá thành cực tốt. Hàng chính hãng có đầy đủ các giấy tờ và có sẵn số lượng lớn tại kho. Chúng tôi có giá tốt cho các đại lý và các nhà thầu xây dựng muốn hợp tác lâu dài.

Thông tin liên hệ:

  • Điện thoại: 00969.995.008(zalo)
  • Email: sale@a1vietnam.vn
  • Trụ sở chính: 2/2/512 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
  • Văn phòng đại diện: 39/346 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!