Nếu bạn đang tìm kiếm cách sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh, sẽ có rất nhiều phương pháp để bạn chọn. Tuy nhiên điều đáng nói là không phải phương pháp nào cũng có thể xử lý sự cố mang tính triệt để, dài lâu. Hiểu được điều này, ngay sau đây A1 Việt Nam sẽ mang đến cho bạn giải pháp tối ưu nhất. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Hiện trạng nhà vệ sinh cũ lâu năm bị thấm dột
Cũng tương tự như các công trình xây dựng khác, sau một thời gian sử dụng và đi vào hoạt động dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh sẽ khiến công trình xuống cấp và xuất hiện hiện tượng thấm dột không mong muốn. Tuy nhiên nhà vệ sinh có điểm đặc thù hơn so với các khu vực khác trong căn nhà, đó là thường xuyên tiếp xúc với nước, vì vậy nguy cơ thấm dột sẽ cao hơn, nhất là tại các vị trí sau:
- Cống thoát nước: Trong quá trình thi công, miệng cống khi không được xử lý kỹ lưỡng sẽ xảy ra tình trạng tách lớp, co ngót, dẫn đến hiện tượng thấm dột.
- Hệ thống đường ống dẫn nước: Khi đường ống bị nứt vỡ sẽ tạo điều kiện cho nước đi qua thấm vào tường, sàn gây nên tình trạng thấm dột, hư hỏng kết cấu công trình.
- Sàn nhà vệ sinh: Thi công ốp lát sàn nhà vệ sinh nếu không đảm bảo độ kín, cũng như sàn nhà không có độ dốc nhất định để thoát nước, dễ gây nên tình trạng đọng nước gây thấm dột.
- Kết cấu tường nhà: Tường nhà vệ sinh nếu không đảm bảo độ dày, cũng như không thực hiện chống thấm ngay từ đầu, sẽ rất dễ xảy ra thấm dột.
2. Nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm dột ảnh hưởng đến hạng mục xung quanh
Xác định chính xác nguyên nhân xảy ra sự cố sẽ giúp chúng ta tìm ra phương án sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh mang tính hiệu quả hơn. Vậy đối với tình trạng thấm dột tại khu vực nhà vệ sinh thì do những nguyên nhân nào? Cùng chúng tôi điểm qua nhé:
- Vị trí thi công: Nhiều gia chủ vì muốn tận dụng không gian nên thường thi công nhà vệ sinh tại những vị trí ẩm thấp, đặc biệt là gầm cầu thang. Điều này khiến các lớp kết cấu xung quanh tường nhà bị nứt gây nên tình trạng thấm dột.
- Yếu tố thời gian: Với những công trình nhà vệ sinh đã sử dụng lâu ngày, do thường xuyên tiếp xúc với nước, nhất là chất thải có tính chất ăn mòn cao, nên kết cấu mặt sàn của nhà vệ sinh sẽ bị ảnh hưởng là điều khó tránh khỏi. Không chỉ vậy, tính kết dính của lớp xi măng cũng như lớp chống thấm cũng bị giảm dần hiệu quả.
- Vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng: Nếu sử dụng xi măng kém chất lượng, khả năng kết dính sẽ bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến các vết nứt. Hoặc cũng có thể sử dụng sơn chống thấm kém chất lượng, nên không thể ngăn được sự thẩm thấu của nước.
- Tay nghề của thợ xây không đảm bảo: Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự cố này, bởi đơn giản chỉ cần trên bề mặt sàn có chỗ trũng nhỏ khiến nước bị đọng lại cũng có thể xảy ra tình trạng thấm nước nhà vệ sinh.
3. Cách kiểm tra vị trí thấm dột nước ở trong nhà vệ sinh
Để biết được tình trạng chống thấm xảy ra ở vị trí nào, các bạn có thể dựa vào một số yếu tố dưới đây:
- Nếu trần và tường nhà vệ sinh xuất hiện rêu mốc, có màu xanh thì khả năng cao là trần nhà bị thấm nước. Tuy nhiên nếu mới chỉ xuất hiện rêu xanh mà chưa có tình trạng nước nhỏ giọt, có thể do trần nhà vệ sinh được gia cố thêm lớp thạch cao và trần nhựa, nên giữ nước lại phía trên.
- Gạch nhà vệ sinh bị xỉn màu, ron gạch bị hở: Nước thải sẽ ngấm theo ron gạch bị hở chảy xuống tầng dưới.
- Mùi khó chịu: Nguyên nhân có thể do đường ống dẫn nước thải bị hở, hoặc cũng có thể do bồn cầu nhà vệ sinh bị hở. Lúc này cần gia cố lại chắc chắn để tránh nước thải thấm ra ngoài.
4. Quy trình sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh cũ lâu năm hiệu quả
Khi nhận ra tình trạng nhà vệ sinh bị thấm dột, việc xử lý kịp thời là điều cần thiết. Ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn quy trình xử lý mang tính triệt để, các bạn có thể tham khảo nhé:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Một số dụng cụ, vật liệu chống thấm mà các bạn cần chuẩn bị bao gồm:
- Sika top seal 107
- Lưới thủy tinh gia cường
- Thanh trương nở
- Sika grout 214-11
- Lăn ru lô
- Máy đục
- Máy thổi
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng
- Nếu là công trình cũ thì phá vỡ lớp phủ gồm vữa, gạch đến cốt bê tông.
- Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn tại khu vực thi công. Khi vệ sinh không nên dùng chổi rơm, chổi tre…vì chúng có thể để lại vụn, gây ảnh hưởng đến quá trình thi công sau đó.
- Nếu bề mặt công trình có rêu, hãy dùng chổi thép để làm sạch.
- Phun nước để làm sạch bề mặt.
- Tại những vị trí đọng nước dùng giẻ thấm nước.
- Sử dụng vữa chuyên dụng để lấp đầy các chỗ bị lõm ở tường, sàn nhà vệ sinh.
- Làm ẩm bề mặt công trình nhưng không được để nước đọng lại.
Bước 3: Thi công cổ ống thoát sàn & dán lưới thủy tinh
- Tại vị trí miệng cổ ống thoát sàn tiến hành đục xung quanh, sau đó cuốn thanh trương nở.
- Quét sika latex + xi măng và đổ vữa rót không co ngót sika grout 214-11 vào sát thành cổ ống nước.
- Khu vực cổ ống trám keo Sika flex construction với mục đích tăng sự kết dính.
Bước 4: Thi công với sika topseal 107
- Khi cổ ống khô sẽ bắt đầu thực hiện bước 4 bằng cách dùng máy khuấy chuyên dụng để khuấy sika topseal 107 khoảng 3-5 phút với tốc độ chậm cho đến khi tạo được dung dịch đồng nhất.
- Để dung dịch nghỉ khoảng 3 phút rồi mới thi công.
- Cho thành phần A vào thành phần B theo tỉ lệ 4:1 và dùng khoan trộn điện khuấy đều trong 3-5 phút ở tốc độ thấp.
- Đổ các túi trong thùng vào thùng hoặc cũng có thể chia đôi để làm thành từng phần nhưng phải dùng cân định lượng để đảm bảo các thành phần được thêm vào theo đúng tỉ lệ A: B là 1:1.6. Tiếp đến hãy dùng máy khoan có cánh để khuấy sơn từ 4-5 phút.
- Quét lớp thứ nhất lên bề mặt bê tông với mật độ 2kg/lớp.
- Quét lớp thứ hai và thứ ba tương tự như lớp thứ nhất, thời gian mỗi lớp cách nhau khoảng 3-4 giờ.
- Dùng bay để hoàn thiện bề mặt và xốp để bề mặt công trình đẹp hơn.
Bước 5: Ngâm nước để kiểm tra
- Sau 24 tiếng kể từ khi thi quét vật liệu chống thấm tiến hành ngâm nước để kiểm tra hiệu quả, bàn giao cho khách hàng sau đó nếu không có sự cố gì.
- Lớp chống thấm khô thực hiện ốp lát gạch bình thường.
Bước 6: Phủ lớp vữa bảo vệ
Lớp thứ nhất:
- Dùng Sika Latex TH pha với nước theo tỉ lệ 1:1, khuấy đều để tạo hỗn hợp đồng nhất. Cho xi măng vào hỗn hợp Sika Latex TH và nước theo tỉ lệ 4:1:1 sẽ thu được hỗn hợp hồ dầu.
- Sau 4-5h giờ khi Sikatop Seal 107 khô hoàn toàn tiến hành quét hỗn hợp hồ dầu vừa rồi lên trên.
- Thực hiện phương pháp xoa nền để hoàn thiện vữa chống thấm Sika Latex TH.
Lớp thứ hai:
- Tạo hỗn hợp xi măng – cát theo tỉ lệ 1:3, trộn tiếp Sika Latex TH và nước theo tỉ lệ 1:3. Tiếp đến trộn lẫn 2 loại hỗn hợp này với nhau để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Lớp hồ dầu còn ướt sẽ phủ lớp bảo vệ bằng hỗn hợp vừa thu được lên bề mặt.
5. Một số lưu ý khi tiến hành sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh
Để đạt được hiệu quả chống thấm như kỳ vọng, các bạn lưu ý một số nội dung sau:
- Nhà vệ sinh cần đục mới để làm lại 100%. Để tiết kiệm, giảm thiểu chi phí có thể dùng chống thấm gốc xi măng.
- Khi dùng Sika 107 cần được bảo vệ bằng việc sơn phản chiếu hoặc trát vữa cho những khu vực lộ thiên, ví dụ như mái phẳng, bởi sản phẩm không có khả năng kháng tia tử ngoại trong thời gian dài.
- Không pha loãng Sika 107 với dung môi.
- Sử dụng hết Sika 107 sau khi đã mở nắp.
6. A1 Việt Nam – Công ty cung cấp dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh chuyên nghiệp, uy tín
Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh lâu năm trên thị trường, A1 Việt Nam đã hỗ trợ xử lý sự cố thấm dột cho rất nhiều công trình của khách hàng và nhận về những phản hồi tích cực. Vì vậy nếu quý khách đang tìm kiếm đơn vị uy tín, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời:
- Dịch vụ/sản uy tín, được chính khách hàng đánh giá.
- Tư vấn giải pháp mang tính triệt để.
- Công trình hoàn thiện đúng thời hạn.
- Chi phí hợp lý.
- Bảo hành dài lâu…
Mọi nhu cầu cần tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh, quý khách liên hệ đến A1 Việt Nam ngay nhé. Mọi thắc mắc của quý khách sẽ được giải đáp nhanh chóng.
- Điện thoại: 0886.345.688(zalo)
- Email: sale@a1vietnam.vn
- Trụ sở chính: 2/2/512 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
- Văn phòng đại diện: 39/346 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng