Feedback từ khách hàng
Khách hàng lớn đang tin dùng
Dưới tác động của công nghệ 4.0, việc ứng dụng máy quét mã vạch vào hoạt động quản lý hàng hóa, thu ngân của các doanh nghiệp lớn hay cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini… đang trở thành xu hướng tất yếu. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, A1 Việt Nam giới thiệu đến bạn máy quét mã vạch Zebra – thương hiệu tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Khái niệm và cấu tạo của máy quét mã vạch Zebra
Khái niệm
Máy quét mã vạch, còn được gọi là máy đọc mã vạch, là một thiết bị được sử dụng để đọc thông tin từ các mã vạch trên hàng hóa, sản phẩm, thẻ nhân viên hay thiết bị… Và sau đó có nhiệm vụ chụp và dịch mã vạch thành các chữ cái, số, dữ liệu rồi gửi đến phần mềm kết nối trên máy tính.
Mã vạch là một dãy các đường sọc thường có màu đen và trắng, biểu thị thông tin về sản phẩm như giá cả, tên sản phẩm, mã sản phẩm, và nhiều thông tin khác.
Cấu tạo
Máy quét mã vạch có cấu tạo 3 phần chính là: quét mã vạch, truyền tín hiệu và phần giải mã.
- Bộ phận quét mã vạch
Đây là nơi có chức năng phát ra 1 chùm tia sáng chiếu vào ký hiệu mã vạch trên hàng hóa để thu thập thông tin. Và tùy theo công nghệ chế tạo, trên thị trường hiện có 2 loại barcode scanner:
Tên loại Barcode Scanner | Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm |
CCD Scanner | Gồm 1 dãy đèn LED được thiết kế có các tia sáng phát ra tạo thành 1 vệt sáng thẳng theo chiều ngang cắt qua bề mặt mã vạch. Ánh sáng phản xạ được bộ phận CCD scanner lense thu lại và chuyển thành tín hiệu số. | Độ chính xác cao, hoạt động ổn định và bền. |
|
Laser Scanner | Loại này có 1 mắt đọc giống như mắt đọc của đầu đĩa VCD phát ra tia laser màu đỏ, sau đó người ta dùng kính phản xạ để tạo thành vệt sáng cắt ngang qua bề mặt của mã vạch Đặc biệt, loại này không cần dùng tròng thu ánh sáng. |
|
|
- Phần tuyền tín hiệu
Với chức năng phát ra các xung điện điện biểu thị các vạch và khoảng trống thu được từ bộ phần quét mã vạch. Và thường, bộ phận quét mã vạch và truyền tín hiệu sẽ được tích hợp trên cùng 1 board mạch.
- Giải mã (Decoder)
Bộ phận thực hiện việc giải mã các tín hiệu điện từ bộ phận truyền tín hiệu theo định dạng của loại mã vạch được lập trình sẵn trong bộ nhớ.
Nếu quá trình giải mã thành công, máy phát ra âm thanh “bíp” và thông tin giải mã sẽ xuất hiện trên màn hình phần mềm quản lý bạn đang sử dụng. Nếu không có bất kỳ dấu hiệu nào xuất hiện, có thể bộ phận giải mã đang gặp sự cố.
Nguyên lý hoạt động của máy quét mã vạch
Đầu tiên, máy quét mã vạch sẽ chiếu 1 chùm ánh sáng màu đỏ lên vùng chứa mã vạch. Hệ thống cảm biến tự động nhận diện ánh sáng phản xạ từ các vạch đen và trắng.
Dữ liệu thu được dưới dạng mã nhị phân sẽ được gửi đến bộ phận giải mã. Bộ phận này có nhiệm vụ xử lý dữ liệu và chuyển thành định dạng văn bản chữ, số thông dụng để gửi đến phần mềm kết nối trên máy tính.
Khi bộ giải mã nhận dạng được mã vạch đó trùng khớp với kho mã vạch có sẵn thì máy quét sẽ tự động phát âm “bíp” thông báo giải mã thành công. Ngược lại, nếu không có bất kỳ âm thanh nào thì mã vạch này chưa được tích hợp trong phần mềm giải mã của máy.
Ưu điểm của máy quét mã vạch Zebra
- Tốc độ quét nhanh
- Độ chính xác cao
- Khả năng quét mã vạch trong điều kiện ánh sáng yếu, tự động tìm kiếm và quét mã vạch.
- Tích hợp nhiều công nghệ quét tiên tiến, hiện đại
- Thiết kế nhỏ gọn, hoạt động bền bỉ.
- Nhiều chế độ quét (thủ công/cố định)
Phân loại máy quét mã vạch Zebra
Kể từ khi thành lập đến nay, Zebra đã nghiên cứu và sản xuất nhiều dòng máy quét mã vạch nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu của người dùng. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu các dòng máy đọc mã vạch phổ biến của thương hiệu Zebra.
Theo thiết kế
Theo thiết kế thì máy quét mã vạch Zebra có các loại phổ biến là:
- Máy quét mã vạch cầm tay
Loại máy với thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi, có thể dễ dàng mang theo khi di chuyển nên rất thích hợp cho những sản phẩm cố định hay cồng kềnh.
Máy quét mã vạch cầm tay Zebra được thiết kế 2 dòng: Máy quét không dây và có dây. Và máy quét mã vạch không dây được trang bị đa dạng các phương thức kết nối như Wifi, LTE, Bluetooth… giúp người dùng có thể quét mã vạch ở mọi lúc mọi nơi mà không cần có dây kết nối rườm rà.
Các dòng máy quét mã vạch cầm tay Zebra tốt nhất là: Symbol LS2208, LS1203, DS2200, LI3600-ER,…
- Máy quét mã vạch để bàn
Loại máy quét có đầu đọc và chân đế cố định. Máy có tốc độ quét nhanh, khả năng nhận diện mã vạch chính xác mà không cần căn chỉnh. Tuy nhiên, vì máy quét này được thiết kế để sử dụng trên bàn, nên người dùng có thể gặp khó khăn khi cần quét mã vạch trên các sản phẩm cồng kềnh hoặc có trọng lượng lớn.
Ứng dụng: Dùng trong siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm bán hàng có quy mô và lượng khách lớn.
Các dòng máy quét mã vạch để bàn phổ biến của Zebra: DS9300, DS7708, MP7000
- Máy quét mã vạch gắn cố định
Máy quét mã vạch cố định, hay còn được gọi là máy quét mã vạch băng chuyền, nổi bật với khả năng đọc vượt trội và tốc độ quét nhanh. Chúng giúp tối ưu hóa quá trình xử lý hàng hóa trên dây chuyền sản xuất, đặc biệt là khi có một lượng lớn hàng hóa cần quét.
Dòng máy quét mã vạch cố định của Zebra là DS457
Phân loại theo công nghệ quét
Loại máy | Đặc tính/Ưu điểm | Nhược điểm |
Công nghệ quét CCD |
|
|
Công nghệ quét Laser |
|
|
Công nghệ quét imager |
|
|
Theo công dụng
Dựa vào công dụng thì máy đọc mã vạch Zebra chia làm 2 loại phổ biến: máy quét barcode 1D và máy quét mã QR code
- Máy quét barcode 1D: Đây là loại máy quét cầm tay phát ra tia sáng thẳng nằm ngang, quét được tất cả các loại mã vạch 1D từ UPC, EAN, code 39, code 128
- Máy quét mã QR code (máy quét barcode 2D): là loại có khả năng đọc được tất cả mã vạch 1D đến 2D như QR code, PDF-417, Datamatrix, MaxiCode…
Note: Hầu hết các máy quét mã QR code đều sử dụng công nghệ quét imager nên có thể đọc được mã vạch chất lượng kém, mã vạch trên bề mặt gồ ghề hay màn hình smarphone, máy tính…
Ứng dụng của máy quét mã vạch Zebra
Máy quét mã vạch Zebra được ứng dụng rộng rãi trong các ngành như: Retail (bán lẻ, siêu thị, shop…); Bệnh viện (quét mã bệnh nhân, quét mã thẻ bảo hiểm y tế, quét mã PDF417 trên chứng minh thư, check-in,..); vận chuyển Logistics.
Hướng dẫn sử dụng máy quét mã vạch Zebra
Bước 1: Lắp đặt
- Đầu tiên, bạn kết nối máy quét mã vạch Zebra với máy chủ (lap top, máy tính để bàn hoặc máy POS).
- Sau đó cắm đầu RJ45 trực tiếp vào máy quét, cắm đầu USB vào máy chú. Khi máy phát ra âm báo đồng thời có ánh sáng xanh ở trên dải đèn led thì đã kết nối thành công.
Bước 2: Quét mã vạch
- Để quét mã, đưa phần mã vạch về phía trước phần trường quét. Khi máy quét phát ra âm báo thì máy đã quét mã thành công và dữ liệu quét được gửi về máy chủ.
Bước 3: Đổi chế độ quét: ENTER, TAB, DEFAULT
- Khi ở chế độ mặc định, dữ liệu quét sẽ hiển thị theo hàng ngang và liên tục sẽ gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Vậy để dữ liệu khi được quét tự động xuống hàng, dữ liệu được ngăn cách thì bạn cần cài chế độ Enter, Tab cho máy.
- Để cài chế độ Enter, bạn cần quét mã vạch Add An Enter Key trên giấy hướng dẫn sử dụng. Máy sẽ phát ra âm báo khi bạn cài thành công. Làm tương tự với Tab, Default.
Bước 4: Đổi từ chế độ quét rảnh tay sang chế độ quét cầm tay
- Để sử dụng chế độ quét cầm tay, bạn cần ấn vào nút bên trái của máy. Khi này máy sẽ phát ra đèn, di chuyển đèn nhắm vào vị trí mã vạch và ấn nút để quét.
Đơn vị cung cấp máy quét mã vạch Zebra chính hãng, chất lượng, giá tốt?
Chúng tôi A1 Việt Nam chuyên cung cấp các sản phẩm máy quét mã vạch chính hãng với hơn 13 năm kinh nghiệm. Là đối tác, nhà phân phối chính thức của thương hiệu Zebra và các hãng nổi tiếng khác nên A1 Việt Nam cam kết đảm bảo 100% về chất lượng sản phẩm.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy quét mã vạch Zebra hiện đại, thông minh? Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất và có chiết khấu giá tốt khi mua số lượng lớn hoặc làm đại lý hợp tác với chúng tôi.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi.
- Điện thoại: 0969.995.008(zalo)
- Email: sale@a1vietnam.vn
- Trụ sở chính: 2/2/512 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
- Văn phòng đại diện: 39/346 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Máy Quét Mã Vạch
Máy Quét Mã Vạch