Rất nhiều lĩnh vực trong đời sống và sản xuất hiện đang sử dụng đến gỗ Veneer. Vậy loại gỗ này cụ thể là gì? Có ưu điểm ra sao? Gồm những loại nào?…Cùng A1 Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Gỗ Veneer là gì?
Gỗ Veneer là loại gỗ tự nhiên được dàn mỏng thành nhiều tấm khác nhau có độ dày khoảng 0.6-3mm. Sau đó những tấm gỗ Veneer này sẽ được gắn vào các loại cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF, gỗ figer, gỗ ván dán, gỗ ván dăm…để tạo thành sản phẩm là các đồ dùng nội thất, văn phòng…hoàn chỉnh.
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ veneer
Ưu điểm
- Loại gỗ này có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên, nên màu sắc và họa tiết vân gỗ rất chân thực, đẹp mắt.
- Bề mặt gỗ sáng bóng, hạn chế tình trạng trầy xước, cong vênh, mối mọt.
- Loại gỗ này có thể điều chỉnh ghép vân để tạo thành sản phẩm có tính thẩm mỹ cao hơn.
- Giá rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm
- Cốt gỗ của gỗ Veneer là gỗ công nghiệp, vì vậy khả năng kháng nước của loại gỗ này không cao, dễ bị hỏng.
- Độ dày các tấm Veneer không quá lớn, nên những đồ dùng được làm từ loại gỗ này sẽ dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng.
Phân loại veneer và gỗ veneer
Phân loại Veneer
- Theo loại gỗ: Gỗ sồi, gỗ thông, gỗ tần bì, gỗ óc chó, gỗ tràm, gỗ hồng…
- Theo độ dày: từ 2-6mm trở lên.
- Theo màu sắc: Đen, trắng, nâu, đỏ, xanh…
- Theo hoa văn, vân gỗ: Vân gỗ trợ, vân gỗ xéo, hoa văn thẳng…
- Theo độ bóng: Độ bóng từ thấp đến cao, từ mờ đến rực rỡ…
Phân loại gỗ Veneer
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại gỗ Veneer, vì vậy không thể xác định được chính xác có tất cả bao nhiêu loại, bởi loại gỗ này có cốt gỗ là gỗ công nghiệp.
Quy trình sản xuất Veneer và gỗ Veneer
Quy trình sản xuất Veneer
- Bước 1: Cắt gỗ thành những khúc có kích thước theo mong muốn.
- Bước 2: Xử lý nhiệt gỗ để gỗ mềm hơn, dễ xử lý hơn.
- Bước 3: Lạng gỗ bằng hệ thống máy chuyên dụng. Nhưng để có thể cho ra những loại vân gỗ khác nhau, sẽ cần áp dụng phương pháp lạng khác nhau như: Lạng phẳng, lạng phần tư, Rift cut.
- Bước 4: Tấm Veneer sau đó sẽ được đưa đi sấy và xén thành những kích thước xác định.
- Bước 5: Kiểm soát chất lượng tấm Veneer thành phẩm cuối cùng.
Quy trình sản xuất gỗ Veneer
- Bước 1: Chuẩn bị gỗ tự nhiên đã qua bóc vỏ, ngâm hoặc luộc, bỏ nhựa, sấy hoặc khô.
- Bước 2: Lạng gỗ thành các lát mỏng với độ dày từ 0.6 đến dưới 3mm.
- Bước 3: Sấy khô các lát gỗ bằng máy sấy công nghiệp, không phơi nắng để tránh cho những lát gỗ bị cong vênh.
- Bước 4: Trên bề mặt cốt gỗ công nghiệp như MDF, gỗ MFC, gỗ Finger,…sẽ được phủ keo. Tiếp đến Veneer dán lên bề mặt keo.
- Bước 5: Ghép Veneer vào cốt gỗ bằng máy ép nguội hoặc nóng để ép 2 lớp lại với nhau cho chắc chắn. Bước này sử dụng công nghệ nên hoàn toàn tự động.
- Bước 6: Sau khi Veneer đã được ổn định, người thợ sẽ sử dụng máy chà nhám để tiến hành chà nhám giúp bề mặt sáng bóng hơn.
- Bước 7: Kiểm tra thành phẩm trước khi phân phối ra thị trường.
Ứng dụng của gỗ Veneer trong nội thất
Gỗ Veneer được dùng nhiều trong thiết kế đồ dùng nội thất trong gia đình, chẳng hạn như:
- Làm cửa.
- Tủ bếp.
- Sàn nhà.
- Giường ngủ.
- Tủ đựng quần áo.
- Kệ tivi, tủ giày
Giải pháp keo dán gỗ veneer tốt nhất
Keo Tosseal 128
Là dòng keo tầm trung đến từ Nhật Bản, nhưng keo Tosseal 128 vẫn được nhiều người chọn lựa trong việc sản xuất gỗ Veneer nhờ khả năng kết dính tốt và nhiều đặc tính ưu việt khác:
- Độ bền bỉ cao.
- Khả năng kết dính tốt trong thời gian dài.
- Chống tia cực tím tốt.
- Màng keo khô nhanh.
Keo Tosseal 168
Cũng là sản phẩm đến từ Nhật Bản, nhưng keo Tosseal 168 được xếp vào loại cao cấp hơn, giá thành vì thế cũng cao hơn. Những đặc tính nổi bật của loại keo này có thể kể đến như:
- Không có mùi khó chịu.
- Bám dính chắc chắn.
- Có đến 7 màu để chọn lựa: Trong suốt, trắng, xám, xám nhạt, đen, nâu tối, bạc.
Trên đây là toàn bộ thông tin về gỗ Veneer mà A1 Việt Nam muốn chia sẻ đến các bạn, hy vọng những thông tin được chia sẻ sẽ thực sự hữu ích với bạn. Đừng quên liên hệ đến chúng tôi nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về loại gỗ này, cũng như đặt mua keo dán gỗ chất lượng nhé.