Hồ cá sau một thời gian sử dụng thường xuất hiện hiện tượng như nứt, thấm dột nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của các loài cá. Do vậy, việc chống thấm hồ cá ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Hiểu được vấn đề đó, bài viết dưới đây A1 Việt Nam giới thiệu đến bạn các cách chống thấm hồ cá xi măng tốt nhất hiện nay. Cùng tham khảo nhé!
Các cách chống thấm hồ cá xi măng tốt nhất hiện nay
Cách 1: Sử dụng sơn chống thấm hồ cá koi
Sơn chống thấm là giải pháp quan trọng bảo vệ hồ cá khỏi tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió, nắng, và ngăn ngừa sự phát triển của tảo. Sử dụng sản phẩm sơn để chống thấm cũng bảo vệ cá khỏi biến đổi môi trường bên trong hồ như nhiệt độ, độ pH và khí hậu. Đồng thời giúp hồ cá trở nên bền vững hơn, kéo dài tuổi thọ của hồ và giữ cho cá Koi khỏe mạnh.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sơn được sử dụng để chống thấm cho hồ cá như: Sơn Epoxy, sơn Kova, Sơn Silicon,… Tuy nhiên, tất cả sản phẩm đều được thực hiện theo quy trình sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Loại bỏ nước trong hồ: Trước khi bắt đầu quy trình chống thấm, hãy đảm bảo hồ cá hoàn toàn không còn nước. Cạn hồ hoặc đổ nước ra ngoài để tiến hành làm việc.
- Làm sạch bề mặt hồ cá: Dùng bàn chải cứng và nước để chà sạch bề mặt hồ cá, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, rong rêu và các tạp chất. Đảm bảo bề mặt hồ được làm sạch hoàn toàn trước khi tiếp tục.
Bước 2: Sửa chữa các lỗ hỏng, vết nứt
- Kiểm tra và sửa chữa các lỗ hổng, nứt trên bề mặt hồ bằng cách sử dụng keo chuyên dụng. Đảm bảo chất sửa chữa được thoa đều và đủ dày để tăng tính chắc chắn và tránh rò rỉ sau khi sơn.
Bước 3: Tiến hành thi công sơn chống thấm
- Trộn sơn chống thấm (đối với những sản phẩm sơn 2 thành phần). Lắc đều sơn chống thấm để đảm bảo các thành phần trong sơn được kết hợp hoàn toàn. Kiểm tra không có tạp chất trong sơn trước khi sử dụng.
- Sử dụng cuộn sơn, chổi quét để thoa sơn chống thấm lên bề mặt hồ cá. Hãy thoa sơn đều và đảm bảo có độ dày đủ để tạo ra lớp chống thấm hiệu quả.
- Quét tối thiểu 2 lớp sơn chống thấm để đảm bảo khả năng chống thấm. Và mỗi lớp cách nhau khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu công trình
- Để sơn chống thấm có hiệu quả, hãy để sơn khô hoàn toàn trước khi tái sử dụng hồ. Thời gian khô sẽ phụ thuộc vào loại sơn và điều kiện thời tiết, vì vậy hãy tham khảo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm để biết thời gian khô chính xác.
Cách 2: Sử dụng keo chống thấm hồ cá dạng lỏng
Keo chống thấm hay còn được biết đến là hóa chất ở dạng lỏng là giải pháp có khả năng thẩm thấu đồng đều vào từng mao mạch bê tông, tạo ra màng tinh thể chống thấm vững chắc.
Dưới đây là các bước thực hiện chống thấm hồ cá bằng keo đơn giản, hiệu quả:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt vùng hồ cá cần chống thấm bằng cách loại bỏ bụi, cặn bẩn và vết bẩn khác.
- Bước 2: Chọn keo chống thấm dạng lỏng có khả năng kháng nước tốt, không độc hại và phù hợp với vật liệu của bể cá.
- Bước 3: Dùng chổi hoặc cọ mềm để quét đều keo chống thấm lên thành và đáy của bể cá.
- Bước 4: Đợi keo khô (thời gian tùy vào từng loại keo mà bạn chọn). Lưu ý không để nước hoặc ẩm trong quá trình khô keo.
- Bước 5: Sau khi keo khô, hãy kiểm tra kỹ lại vùng đã chống thấm để đảm bảo không còn lỗ rò nước nào.
Lưu ý rằng việc chống thấm hồ cá bằng keo dạng lỏng có thể yêu cầu sự chuyên nghiệp và kiên nhẫn. Nếu bạn không tự tin thực hiện, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm hoặc các chuyên gia về hồ cá để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hồ cá của bạn.
Cách 3: Sử dụng Sika chống thấm hồ cá
Sika là vật liệu chống thấm phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Sử dụng Sika để chống thấm bể cá Koi mang lại giải pháp hiệu quả và bền vững, tạo nên một hồ cá Koi đẹp mắt và môi trường sống tốt cho đàn cá của bạn. Sika có những ưu điểm vượt trội: Bền với thời tiết, kháng tia UV cao, chống chọi các tác nhân bên ngoài, dễ thi công và chi phí hợp lý, kháng hóa chất và không bị phai màu.
Để đảm bảo không có sự mất nước và rò rỉ trong hồ nuôi cá Koi, việc chống thấm bê tông bể, cổ ống thoát, ống nước cấp, đáy và thành bể là rất quan trọng. Dưới đây là cách chống thấm đáy và thành bể cá bằng SikaTop 109 VN
- Bước 1: Làm sạch bề mặt thành và đáy bể cần chống thấm.
- Bước 2: Sử dụng cọ hoặc chổi quét sơn để thực hiện lớp sơn đầu tiên lên bề mặt hồ cá vẫn còn ẩm (nhưng không có nước đọng).
- Bước 3: Tiến hành thi công lớp sơn thứ 2 đều đặn và đủ dày để tăng khả năng chống thấm sau khi lớp sơn đầu tiên đã khô hoàn toàn (thời gian chờ khoảng 4 giờ đồng hồ).
- Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện lớp chống thấm.
Lưu ý: Nếu có vết nứt hoặc khu vực tiếp giáp giữa sàn và tường, cần làm nhám bề mặt trước khi sơn lớp chống thấm Sikatop 109 để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.
Cách 4: Chống thấm hồ cá bằng Mariseal 300
Marseal 300 là loại vật liệu gốc Polyurethane 2 thành phần dạng lỏng, không dung môi, và có tính chất nhựa cứng. Đây là sản phẩm được đánh giá cao trong việc chống thấm hồ cá bởi những ưu điểm sau: an toàn không chứa thành phần độc hại cho con người và môi trường, có khả năng kết dính cao, liền mạch, chống nước tốt, có tính đàn hồi cao.
Quy trình thực hiện chống thấm bể cá xi măng bằng Marseal 300:
- Bước 1: Làm sạch hồ cá koi và loại bỏ mọi chướng ngại vật. Đảm bảo bề mặt hoàn toàn khô hoặc độ ẩm không vượt quá 5%.
- Bước 2: Sơn 1 lớp lót lên bề mặt bê tông và chờ khô hoàn toàn (khoảng 6 – 12 giờ đồng hồ).
- Bước 3: Tiến hành trộn hỗn hợp Marseal 300 theo tỷ lệ chuẩn của nhà sản xuất. Khuấy đều với tốc độ thấp trong khoảng 5p.
- Bước 4: Phủ hỗn hợp lên lớp lót đã khô bằng chổi quét hoặc cọ lăn.
- Bước 5: Chờ lớp phủ đầu tiên khô và tiến hành thi công lớp thứ 2 để nhằm tăng hiệu quả chống thấm.
Lưu ý: Để đạt hiệu quả tốt nhất, hỗn hợp nên được phủ đều trong thời gian tối đa 30 phút, sau đó sẽ có các dấu hiệu đông, vón cục, và không thể thi công được.
Cách 5: Chống thấm bể cá bằng màng tự dính
Cách chống thấm bể cá cảnh bằng màng tự dính được đánh giá cao vì nó mang lại nhiều ưu điểm như: Màng tự dính không cần khò nóng và tự bám dính tốt trên bề mặt bê tông. Màng phù hợp với mọi vật liệu nền thi công và hiệu quả chống thấm cao. Thời gian thi công nhanh hơn so với các vật liệu chống thấm khác. Tuy nhiên, nhược điểm của màng là khó thi công ở các mép nối, góc cạnh hẹp hoặc khu vực không bằng phẳng.
Quy trình thực hiện chống thấm như sau:
- Bước 1: Dọn sạch bề mặt cần chống thấm khỏi vôi vữa, bụi bẩn, rêu mốc, xi măng, và các chất bẩn khác.
- Bước 2: Quét một lớp mỏng sơn lót Bitum gốc dung môi Polyprime (định mức từ 0.3 – 0.4 lít/m2) lên bề mặt bể cá.
- Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính lên bề mặt đã được quét sơn lót. Bóc vỏ silicon ngoài màng chống thấm ra và dán nhẹ nhàng.
Lưu ý để diện tích chồng mí tối thiểu là 5cm, sử dụng con lăn lăn nhẹ nhàng và đều tay để tránh tạo bọt khí.
Cách 6: Chống thấm hồ cá sân thượng bằng màng khò
Dưới đây là quy trình thi công chống thấm:
- Bước 1: Vệ sinh, làm sạch bề mặt hồ cá để đảm bảo bề mặt bê tông của bể không bị bám bụi, bẩn,
- Bước 2: xử lý các khu vực lồi lõm, lỗ rỗng và làm phẳng bề mặt cho mịn.
- Bước 3: Đo và cắt màng chống thấm sao cho phù hợp với từng phần tường, đáy bể và thành bể. (Lưu ý, khi cắt đến các mép nối, phải đảm bảo các mép nối chồng lấn lên nhau khoảng 50 – 60mm để phủ kín lớp xi măng bên dưới).
- Bước 4: Thi công lớp sơn lót gốc Bitum mỏng lên toàn bộ bề mặt hồ cá và để cho khô tự nhiên. Đây là lớp lót giúp tăng độ bám dính của tấm màng chống thấm.
- Bước 5: Đặt tấm màng vào vị trí cần chống thấm đã được sơn lót bitum, sử dụng đèn khò để khò lên bề mặt tấm màng. Khi hợp chất Bitum trên tấm màng tan chảy, tầm màng sẽ dính vào cấu trúc bề mặt xi măng hoặc bê tông. Cần ép phần màng đã khò chặt, tránh tình trạng nhốt bọt khí. (Cần lưu ý điều chỉnh nhiệt đồ khò, tránh làm tan chảy màng chống thấm).
- Bước 6: Dùng bay miết mạnh để làm kín các phần nối. Tại các gốc, cần gia cố nhiều lớp màng.
- Bước 7: Chờ lớp màng khô hoàn toàn và kiểm tra bằng cách đổ nước vào hồ.
Cách 7: Sử dụng bạt chống thấm hồ cá koi
Bạt chống thấm HDPE là vật liệu phổ biến và tiện dụng trong việc chống thấm vì nó dễ sử dụng và thi công nhanh chóng. Ưu điểm của giải pháp mang lại là độ bền cao, khả năng bám dính tốt, giúp chống thấm hiệu quả mà không cần gia nhiệt hay khò nóng, tiết kiệm chi phí.
Quy trình thực hiện chống thấm bằng bạt là:
- Bước 1: Làm sạch bề mặt tường, vách bể cá bằng máy xịt cao áp hoặc chổi cọ.
- Bước 2: Thoa 1 lớp sơn mỏng lên bề mặt và đợt cho khô. Sau đó, đặt tấm lót lên bề mặt (chú ý không để trầy xước hoặc thủng tấm màng). Các tấm lót giáp thì cần chồng lên nhau khoảng 2cm.
- Bước 3: Sử dụng máy hàn để hàn các vị trí giáp nhau. Cần căn chỉnh và sửa chữa bề mặt sao cho phẳng và đảm bảo các góc cạnh được vuông vắn. Thao tác cẩn thận để tránh làm cháy tấm bạt.
- Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện việc phủ bạt chống thấm.
Cách 8: Chống thấm bể cá bằng nhựa đường
Ngoài các giải pháp trên thì chống thấm bể cá bằng nhựa đường cũng là một cách chống thấm truyền thống, phổ biến được sử dụng nhiều vì giá thành rẻ, độ bền cao. Tuy nhiên, quá trình gia nhiệt để thực hiện mất nhiều thời gian và sau một thời gian sử dụng, tấm màng này có thể bị rách và gây ra hiện tượng thấm nước từ bên ngoài. Chính vì vậy, khi sử dụng phương pháp này bạn cần cân nhắc kỹ.
Quy trình thi công chống thấm bể cá bằng nhựa đường bạn có thể tham khảo tại link: https://a1vietnam.vn/chong-tham-be-ca-bang-nhua-duong/
Tại sao cần phải chống thấm hồ cá?
Chống thấm hồ cá cảnh là điều cần thiết vì có những lý do sau đây:
- Đảm bảo môi trường an toàn cho cá: Chống thấm giúp ngăn chặn nước trong hồ thấm ra bên ngoài và nước bên ngoài xâm nhập vào hồ. Điều này giữ cho môi trường nước trong hồ ổn định, không bị ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe của cá.
- Bảo vệ kết cấu hồ: Nếu không có lớp chống thấm, nước có thể thấm vào kết cấu hồ gây hỏng hoặc làm suy yếu hồ. Chống thấm giúp duy trì tính cấu trúc của hồ, tránh nguy cơ sụp đổ và kéo dài tuổi thọ của hồ cá.
- Tiết kiệm nước và chi phí: Khi hồ cá không bị rò rỉ, ta tiết kiệm được nước và giảm thiểu việc phải thay nước thường xuyên. Điều này giúp tiết kiệm chi phí điều hòa nước và quản lý hồ cá hiệu quả hơn.
- Dễ dàng vệ sinh và bảo quản: Mặt nước trong hồ cảnh được giữ sạch sẽ hơn khi có lớp chống thấm, giúp hạn chế rong rêu và các tác nhân gây ô nhiễm khác. Công tác vệ sinh hồ cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
- Tăng giá trị thẩm mỹ: Hồ cá cảnh có lớp chống thấm tạo nên bề mặt sáng bóng, tươi sáng và thu hút ánh nhìn. Điều này làm nổi bật vẻ đẹp của cá cảnh và tạo điểm nhấn cho không gian xung quanh hồ.
A1 Việt Nam – Đơn vị cung cấp giải pháp chống thấm bể cá xi măng uy tín, chuyên nghiệp
A1 Việt Nam – Kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực chống thấm, tự tin là đơn vị hàng đầu. Chúng tôi tự hào với thành công trong hàng triệu công trình trên khắp đất nước, không phân biệt quy mô.
Điểm đặc biệt nổi bật của A1 Việt Nam chính là khả năng xử lý hiệu quả vấn đề thấm nước trên mọi loại công trình. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi đã được đào tạo kỹ càng và có kiến thức sâu rộng về các phương pháp chống thấm tiên tiến. Chúng tôi cam kết đem đến khách hàng sự tin cậy tuyệt đối, độ bền và tính ổn định cho công trình của họ.
Nếu bạn cần giải pháp chống thấm cho hồ cá trong nhà, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua:
- Điện thoại: 0969.995.008 (zalo)
- Email: sale@a1vietnam.vn
- Địa chỉ: 2/2/512 Nguyễn Văn Linh, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân hồ cá bị thấm, dột nước?
- Sự hỏng hóc của vật liệu xây dựng: Nếu lớp chống thấm không được thi công đúng cách hoặc sử dụng vật liệu kém chất lượng, nước có thể thấm qua các lỗ hổng, nứt nẻ hoặc vết nứt trên bề mặt hồ.
- Những biến đổi thời tiết cường độ cao hoặc thay đổi nhiệt độ nhanh có thể gây ra co giãn và giãn nở của các vật liệu xây dựng hồ. Những tác động này dẫn đến xuất hiện các lỗ hổng hoặc vết nứt trong cấu trúc, tạo điều kiện cho nước thấm vào hoặc nước bên ngoài xâm nhập vào hồ.
- Thiếu kỹ thuật thi công: Quá trình thi công hồ cá không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc sơ suất trong quá trình làm việc có thể tạo ra những điểm yếu, từ đó gây thấm hoặc dột nước.
- Lỗ hổng trong hệ thống cấp nước và thoát nước: Nếu hệ thống ống nước hoặc thoát nước của hồ cá bị hỏng hoặc có lỗ hổng, nước có thể dột ra bên ngoài hoặc ngược lại, gây thất thoát nước và làm mất cân bằng môi trường trong hồ.
- Tác động từ môi trường xung quanh: Những tác động từ môi trường xung quanh như sự di chuyển của đất đá, sự đào bới của các loài động vật hay sự va đập của vật cản có thể làm hỏng cấu trúc hồ cá và gây ra thấm hoặc dột nước.
Dấu hiện nhận biết hồ cá koi đang bị rò rỉ nước?
- Mất nước liên tục: Hồ cá koi thường phải bổ sung nước thường xuyên mặc dù không có việc thay đổi môi trường hoặc thời tiết ảnh hưởng.
- Giảm mức nước: Mức nước trong hồ thường giảm đột ngột mà không rõ nguyên nhân, khiến cho bề mặt nước xuất hiện dấu vết hạ thấp không thường xuyên.
- Các vết nứt và vết nước rò rỉ: Có thể thấy các vết nứt trên bề mặt hồ hoặc các vị trí khác nhau của hồ cá.
- Hiện tượng bùn đất: Nếu nước từ hồ thấm ra, có thể gây hiện tượng bùn đất, cát hoặc đất từ hồ bị đổ ra ngoài.
Sử dụng chất chống thấm có độc hại cho cá không?
Với tất cả phương pháp chống thấm A1 Việt Nam chia sẻ ở trên đều không hại cho cá. Quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn giải pháp phù hợp với bể cá nhà mình.
Tôi có thể tự chống thấm hồ cá không?
Có thể. Nếu bạn có kinh nghiệm chống thấm hồ cá koi. Còn không thì để đạt hiệu quả tốt nhất, nên tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia chống thấm hoặc các chuyên gia nuôi cá cảnh.