Nhà vệ sinh là một trong những không gian quan trọng trong mỗi ngôi nhà. Tuy nhiên, việc chịu đựng liên tục sự ẩm ướt và tiếp xúc với nước trong thời gian dài khiến cho nhà vệ sinh dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thấm nước. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như ẩm mốc, xuống cấp và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của gia đình. Trong bài viết này, A1 Việt Nam sẽ giúp bạn tìm hiểu về giải pháp chống thấm cho nhà vệ sinh cũ để đảm bảo ngôi nhà của bạn luôn khô ráo và bền vững.
Mục lục
Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh cũ bị thấm dột
Có rất nhiều người khi nghe đến việc chống thấm thường nghĩ ngay đến tường nhà vệ sinh, nhưng thực tế, khu vực trong nhà vệ sinh thường bị thấm nước nhất là sàn nhà. Tuy nhiên, khu vực tường cũng không tránh khỏi tình trạng bị thấm nước. Nguyên nhân được trình bày dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn:
- Tường và sàn nhà là hai khu vực nằm gần nhất với hệ thống đường ống dẫn nước trong gia đình. Vì vậy, nếu có vấn đề gì xảy ra với đường ống thoát nước, hai nơi này sẽ chắc chắn bị ảnh hưởng, và việc ảnh hưởng rõ rệt nhất là sự thấm nước.
- Nhà vệ sinh là nơi mà mọi sinh hoạt cá nhân của con người diễn ra hàng ngày, và việc tiếp xúc với nước xảy ra thường xuyên khiến tường và sàn nhà không thể tránh khỏi tình trạng thấm nước.
- Thời tiết tại Việt Nam hầu hết các tháng trong năm đều có mưa, và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhà vệ sinh. Lượng nước mưa lớn và liên tục có thể gây ra tình trạng thấm nước nghiêm trọng trong nhà vệ sinh cũ.
- Không thực hiện các biện pháp chống thấm khi xây dựng, làm cho tường nhà không được bảo vệ khỏi những vết nước và dẫn đến tình trạng thấm nước khi trời mưa.
- Thi công chống thấm không đúng tiêu chuẩn, thiếu chuyên nghiệp cũng là một nguyên nhân khiến sau một thời gian sử dụng, tường nhà trở nên thấm ướt.
Các vị trí cần chống thấm nhà vệ sinh cũ
Nhà vệ sinh sau một thời gian sử dụng thường xảy ra hiện tượng thấm dột ở nhiều vị trí vì vậy cần phải chống thấm từng vị trí để đảm bảo hiệu quả chống thấm của toàn bộ công trình. Dưới đây là các vị trí quan trọng cần chống thấm nhà vệ sinh cũ:
- Sàn nhà vệ sinh: Lớp sàn là điểm tiếp xúc trực tiếp với nước và thường là vị trí chịu đựng nhiều tác động. Cần chống thấm cho lớp sàn để ngăn nước thấm vào các tầng dưới và gây hư hỏng cho cấu trúc nhà.
- Tường và góc tường: Các khu vực xung quanh tường và góc tường thường dễ bị thấm nước do thiếu kỹ thuật trong xây dựng hoặc quá trình sử dụng lâu dài.
- Các vị trí cổ ống dẫn nước, thoát nước nhà vệ sinh
Kiểm tra nhà vệ sinh cũ bị thấm nước
Trước khi tiến hành chống thấm nhà vệ sinh cũ, cần thực hiện kiểm tra và đánh giá kỹ càng để áp dụng những biện pháp phù hợp nhất. Việc kiểm tra được tập trung vào các vị trí quan trọng như sàn nhà, khe tường và những điểm thường xuyên gây ra tình trạng thấm dột.
- Kiểm tra công trình thoát nước: Đầu tiên, hãy kiểm tra hệ thống thoát nước tại sàn nhà, vì đây là điểm dễ xảy ra tình trạng thấm nước nhất. Nếu miệng ống thoát không hoạt động đúng cách, nước có thể rò rỉ và làm thấm vào các kết cấu công trình. Đồng thời, hãy kiểm tra kỹ hệ thống đường ống nước xem có bị nứt, rò rỉ hay không.
- Kiểm tra mặt sàn nhà vệ sinh: Khu vực mặt sàn nhà vệ sinh thường được lát gạch kín, vì vậy cần kiểm tra xem các bề mặt này có bị hở không, độ dốc sàn có đúng không, và có xuất hiện tình trạng ứ đọng nước hay không.
- Kiểm tra hộp kỹ thuật – khu vực chứa ống nước: Nếu nhà vệ sinh có hộp kỹ thuật, hãy kiểm tra kỹ tình trạng của nó để xem có xảy ra tình trạng rò rỉ hay không.
- Kiểm tra các vị trí tiếp giáp: Kiểm tra kỹ các vị trí tiếp giáp giữa tường và nhà vệ sinh để xem có xuất hiện nứt nẻ hay không. Tùy vào mức độ hỏng hóc mà sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, cần lựa chọn phương án chống thấm hiệu quả cho nhà vệ sinh.
Nếu sau khi kiểm tra, nhà vệ sinh không bị thấm do các yếu tố bên ngoài mà tình trạng thấm xuất phát từ nước từ dưới sàn, để giải quyết tình trạng này, bạn cần thực hiện đục tẩy chống thấm toàn bộ nhà vệ sinh.
Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh cũ có sàn âm
Sàn nhà vệ sinh sử dụng trong thời gian dài sẽ xuất hiện các vết nứt, nước sẽ thấm qua các vết nứt này xuống trần nhà bên dưới trong trường hợp nhà vệ sinh ở trên tầng. Trước khi chống thấm sàn nhà vệ sinh bạn cần chống thấm chân tường và đường ống nhà vệ sinh.
Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh cũ có sàn âm
Theo các chuyên gia và kinh nghiệm đã chống thấm nhà vệ sinh sàn âm thành công của rất nhiều công trình từ lớn tới nhỏ. A1 Việt Nam sẽ chỉ ra cho các bạn 4 vật liệu chống thấm sàn nhà vệ sinh cũ hiệu quả mang lại độ bền cho công trình là:
- Vật liệu 2 thành phần gốc polimer – xi măng sika topseal 109
- Lưới gia cường Polyester dùng gia cường cho các vị trí xung yếu như chân tường
- Cao su trương nở Sika Grout: chống thấm hộp kĩ thuật hoặc đầu cổ ống
- Sika Latex TH: Dùng trộn vữa chống thấm
Tất cả các sản phẩm trên bạn có thể mua được ở tất cả các đại lý trên toàn quốc. Hoặc liên hệ với A1 Việt Nam để mua trọn bộ các sản phẩm chống thấm nhà vệ sinh sàn âm chính hãng và giá tốt nhất
Xem thêm: Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh, Sika chống thấm nhà vệ sinh
Quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để 100%
Bước 1: Đục và xử lý mặt bằng
- Đục sàn nhà vệ sinh và xử lý mặt bằng, lưu ý trước khi đục bạn nhớ bao bọc lại các thiết bị trong nhà vệ sinh để giảm thời gian lau dọn sau khi thực hiện xong quá trình chống thấm
- Một nhà vệ sinh có hố sụt thì các đường ống cấp thoát nước đều được đi ở trên sàn và đâm xuyên vào hộp kỹ thuật chính vì vậy bạn sẽ đục đến lớp bê tông để bạn kiểm tra toàn bộ đường ống và chống thấm lên lớp bê tông
- Lưu ý: Đục cả hàng gạch chân tường để quét lớp màng chống thấm cao lên phần chân tường tính từ cốt nền nhà vệ sinh hoàn thiện lên cao khoảng 20cm trở lên.
- Khi đục lớp bê tông bạn sẽ gặp 1 lớp xốp hoặc 1 lớp ni lông ở dưới sàn. Bóc hết chúng ra và tiếp tục đục
Bước 2: Làm sạch bề mặt
Mài sàn và rửa sạch sàn bằng máy phun nước áp lực ngoài ra cần rửa sạch hộp kĩ thuật loại bỏ các phần vữa yếu trên bề mặt sàn
Bước 3: Chống thấm cổ ống
- Kiểm tra lại tất cả các đường ống ngang, ống dọc để tránh trường hợp đường ống bị hở mối nối, ống vỡ, ống bị thủng hoặc đường ống đi thừa.
- Ghép kín cổ ống và quấn thanh cao su trương nở vào cổ ống sau đó quét tác nhân bám dính Sika Latex để đảm bảo độ bền vững trong thời gian dài sau
- Rót Sika Grout vào trong toàn bộ cổ ống
Bước 4: Quét màng chống thấm
- Bo vữa, vát cạnh các góc chân tường, trám vá các vị trí lồi lõm chân tường. Lưu ý bề mặt phải thật phẳng để lớp màng chống thấm mới kín hoàn toàn được
- Pha trộn vật liệu để thi công với sản phẩm chống thấm 2 thành phần gốc xi măng
- Quét 2 lớp theo hình chữ thập
- Lưu ý: Quét đúng định mức, nếu quét quá dày một lần nó sẽ bị nứt và quét quá mỏng thì không đạt yêu cầu
- Dán lưới gia cường vào các vị trí cổ ống, chân tường, mối nối giữa sika grout và tường gạch
Bước 5: Ngâm nước kiểm tra và nghiệm thu
- Ngâm nước toàn bộ nhà vệ sinh trong vòng 72 giờ. Nếu không có vấn đề gì sau 3 ngày sẽ tháo nước sau đó tiến hành tô vữa bảo vệ lớp màng chống thấm lưu ý tô vữa cả phần chân tường
- Cán nền và quét lớp màng chống thấm nên sàn
Chống thấm nhà vệ sinh cũ có sàn dương (ống đi xuyên sàn)
Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh cũ có sàn dương
Các vật liệu chống thấm:
- Dung dịch chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu Water Seal DPC
- Màng đàn hồi xi măng Polymer hai thành phần đàn hồi cao.
- Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass chống co nứt góc chân tường.
- Sika Latex TH
- Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11
Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh cũ có sàn dương
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
Trước tiên, lật toàn bộ gạch ốp lát phía trên sàn nhà vệ sinh để tiếp cận lớp bê tông đặc chắc của sàn, nơi mà chúng ta chỉ thi công chống thấm.
Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bề mặt:
- Loại bỏ bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt bằng cách băm chặt các vữa thừa bằng búa rìu sắt. Dùng máy mài lắp chổi sắt vào đánh sạch bề mặt và tạo ma sát cho bề mặt.
- Sử dụng máy thổi bụi để làm sạch bụi và các tạp chất.
- Đối với các hốc bọng, túi đá, lỗ rỗ,… cần đục bỏ các phần bám dính hờ và đục rộng sâu cho đến phần bê tông đặc chắc.
- Sau đó, trát vá bằng vữa sửa chữa có pha trộn phụ gia kết nối.
- Đối với các vết nứt lớn, cần trám bằng keo Polyurethane chuyên dụng.
- Bảo hòa ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi tiến hành ứng dụng các lớp chống thấm.
Bước 2: Xử lý chống thấm cổ ống xuyên sàn
Đây là một vị trí quan trọng và thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng thấm dột cho nhà vệ sinh cũ. Chống thấm cổ ống có rất nhiều cách dưới đây A1 sẽ giới thiệu cho bạn cách chống thấm cổ ống bằng sika mang lại hiệu quả cao nhất.
Để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu, phương pháp chống thấm cổ ống cần sử dụng Sika Latex. Trước khi tiến hành thi công, cần tháo dỡ và di dời các chướng ngại vật xung quanh. Đồng thời, xác định và lắp đặt hoàn tất các đường ống cấp thoát nước xuyên sàn hay hộp kỹ thuật bằng trám vữa hoặc bê tông. Cần đục bỏ bê tông thừa và tạo rãnh quanh vị trí ống xuyên sàn, hộp kỹ thuật. Sau đó, tiến hành làm vệ sinh khu vực này để đảm bảo không còn bụi bẩn và tạp chất.
Các bước thi công chống thấm như sau:
- Bước 1: Định vị ống xuyên sàn đúng vị trí theo thiết kế và ghép cốt pha.
- Bước 2: Sử dụng xi măng và hồ dầu latex để quét kết nối lên bề mặt sàn.
- Bước 3: Trộn xi măng cát mác #75 kết hợp với phụ gia hồ dầu đổ lên để định vị ống theo thiết kế.
- Bước 4: Sau khi vữa định vị khô, tiến hành quét kết nối bằng hỗn hợp xi măng và hồ dầu latex.
- Bước 5: Quấn thanh cao su trương nở quanh cổ ống và điểm nối.
- Bước 6: Rót vữa tự chảy để trám kín vào các rãnh lỗ đã đục, không để có những khoảng hở.
- Bước 7: Dùng sản phẩm trám khe nếu cần thiết để hoàn thiện quá trình chống thấm.
Bước 3: Xử lý vị trí bo tường, bo góc bằng vữa xi măng
Tương tự như cổ ống xuyên sàn, các vị trí bo góc cũng thường gặp hiện tượng thấm dột và chúng ta cần phải bo lại để đảm bảo chất chống thấm có thể ngấm đều và phát huy tác dụng.
Bước 4: Trải lưới thủy tinh Fiber Glas lên toàn bộ bề mặt bê tông của sàn nhà vệ sinh
Sử dụng lưới thủy tinh giúp tăng cường khả năng chịu lực cho công trình, đảm bảo hiệu quả chống thấm về sau. Trước khi trải lưới thủy tinh, nên sử dụng chất kết nối Sika Latex để quét lên toàn bộ vị trí cần chống thấm.
Bước 5: Phun hoá chất tinh thể thẩm thấu gốc nước Water Seal DPC (Úc)
Phun toàn bộ sàn và chân tường bằng hoá chất Water Seal DPC (Úc) với định mức 0,5 lít/m2. Hoá chất Water Seal DPC có tác dụng thẩm thấu sâu vào bê tông, lấp đầy các lỗ mao rỗng và giúp bê tông đặc chắc, kéo dài tuổi thọ bê tông, giúp hàn gắn vết nứt bê tông lên tới 0,3 mm. Đây là vật liệu rất quan trọng giúp độ bền chống thấm kéo dài 20 – 30 năm.
Bước 6: Chống thấm với vữa 2 thành phần Sikatop Seal 107
Trộn vữa 2 thành phần Sikatop Seal 107 và thi công 2 lớp cách nhau 2-4 giờ lên trên bề mặt cần chống thấm tại nhà vệ sinh. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn thi công Sikatop Seal 107.
Bước 7: Bảo dưỡng
Sau 24-48 giờ, tiến hành thử nước nếu không gặp vấn đề về thấm dột, tiến hành ốp lát trả lại mặt bằng cho nhà vệ sinh.
A1 Việt Nam – Đơn vị thi công chống thấm nhà vệ sinh cũ uy tín
A1 VIỆT NAM là công ty có hơn 13 năm kinh nghiệm về cung cấp các GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM và VẬT TƯ CHỐNG THẤM. Dưới sự chỉ đạo của đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, A1 Việt Nam đã chống thấm nhà vệ sinh cũ thành công nhiều dự án quan trọng. Chúng tôi tự tin khẳng định rằng mỗi dự án mà chúng tôi thực hiện đều đạt được mức độ chống thấm tối đa, vượt qua sự mong đợi của khách hàng. Liên hệ ngay để được tư vấn 0969.995.008 (có zalo)
A1 Việt Nam cam kết:
- Chúng tôi cam kết đáp ứng sau cuộc gọi trong vòng 30 phút để tới công trình khảo sát và tư vấn về các giải pháp chống thấm một cách nhanh chóng và hiệu quả cho quý khách.
- Chúng tôi cam kết xử lý thấm dột hiệu quả 100%
- Với đội ngũ chuyên gia và kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chống thấm, chúng tôi tự tin cung cấp những phương án tối ưu và hiệu quả nhất cho các công trình chống thấm của quý khách.
- Quá trình thi công nhanh, gọn, sạch sẽ
- Chúng tôi cam kết sử dụng nguyên vật liệu chính hãng, đảm bảo chất lượng và giá cả vì công ty chúng tôi là đại lý cấp 1 của nhiều hãng cung cấp nguyên vật liệu chống thấm uy tín hàng đầu trên cả nước.
- Mức giá chống thấm nhà vệ sinh sàn âm mà chúng tôi cung cấp luôn là thấp nhất, rẻ nhất, hỗ trợ tối đa cho quý khách hàng, đảm bảo mọi đối tượng, kể cả những hộ gia đình có mức thu nhập thấp, đều có thể sử dụng dịch vụ chống thấm hàng đầu hiện nay mà không phải lo lắng về giá cả.
- Chúng tôi cam kết hỗ trợ quý khách hàng một cách tốt nhất và uy tín nhất qua số hotline nếu gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình chống thấm và sau khi hoàn tất công việc.
- Chúng tôi sẽ hoàn trả lại 100% giá trị hợp đồng nếu không đáp ứng đủ yêu cầu như đã cam kết.
Thông tin liên hệ của chúng tôi:
- Điện thoại: 0886.345.688(zalo)
- Email: sale@a1vietnam.vn
- Trụ sở chính: 2/2/512 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
- Văn phòng đại diện: 39/346 Thiên Lôi, Vĩnh Niệm, Lê Chân, Hải Phòng
Quy trình tiếp nhận dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh A1 Việt Nam
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin của khách hàng
- Bước 2: Chuyển thông tin cho đội ngũ kĩ thuật để tiến hành khảo sát công trình
- Bước 3: Tư vấn giải pháp chống thấm tối ưu nhất, báo giá và chốt hợp đồng
- Bước 4: Bộ phận kĩ thuật lên kế hoạch thi công
- Bước 5: Kết thúc thi công, bàn giao cho khách hàng nghiệm thu công trình
- Bước 6: Bàn giao thanh toán bắt đầu bảo hành, bảo dưỡng công trình theo thời gian trong hợp đồng.